Hỏa tiễn chống hạm tầm xa (Long Range Anti-Ship Missile -LRASM) được gắn trên máy bay tiêm kích  F / A-18E / F Super Hornet, ngày 12 tháng 8 năm 2005, tại Trạm Không Quân Hải Quân ( NAS) Patuxent River, Maryland, Hoa Kỳ. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chấp thuận bán LRASM và các thiết bị liên quan cho chính phủ Úc đến 900 triệu đô-la. Hình ảnh của Hải Quân Hoa Kỳ.

 

AUSTRALIA - Theo Cơ Quan Hợp Tác An Ninh Quốc Phòng (DSCA), Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã phê duyệt khả năng bán tới 200 hỏa tiễn chống hạm tầm xa AGM-158C và các thiết bị liên quan cho chính phủ Úc với giá ước tính 990 triệu đô-la.

Theo DSCA, yêu cầu của Úc cũng bao gồm thiết bị hỗ trợ và thử nghiệm, các tài liệu và hồ sơ kỹ thuật, huấn luyện nhân sự, thiết bị đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật từ chính phủ Hoa Kỳ và đại diện nhà thầu – cùng sự hỗ trợ kỹ thuật và hậu cần.

Thông cáo của DSCA về sự chấp thuận, có đoạn nói, rằng "hợp đồng dự kiến bán này sẽ hỗ trợ chính sách đối ngoại và các mục tiêu an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Úc là một trong những đồng minh quan trọng nhất của chúng ta ở Tây Thái Bình Dương". Vị trí chiến lược của sức mạnh chính trị và kinh tế này góp phần quan trọng trong việc bảo đảm hòa bình và ổn định kinh tế trong khu vực."

Hỏa tiễn chống hạm tầm xa AGM-158C LRASM là loại tên lửa hành trình chống hạm tàng hình với khả năng tự nhắm mục tiêu tinh vi hơn so với hỏa tiễn chống hạm Harpoon hiện tại của Hải Quân Hoa Kỳ.

LRASM, được sản xuất bởi hãng Lockheed Martin, và đã được đưa vào phục vụ từ năm 2018.

Vào tháng 2 năm 2019, Lockheed đã thắng được hợp đồng trị giá 33,4 triệu đô la để thiết kế lại, tích hợp và thử nghiệm các cảm biến tần số vô tuyến cho các hỏa tiễn như một phần của sáng kiến giảm chi phí.

Thông báo của DCSA cho biết Úc có kế hoạch sử dụng hỏa tiễn trên máy bay F-18 và hỗ trợ các mối quan hệ đối tác hàng hải tiềm năng của Hải Quân Úc. Đây là lần đầu tiên nước Úc mua những hỏa tiễn này.