Các cơ sở xét nghiệm coronavirus hiện nay có khắp mọi nơi ở Úc, nguồn:  Getty Images/LEREXIS

 

Các thông tin sau về dịch bệnh Covid-19 là những thông tin mọi người trong cộng đồng phải biết.

 

 

Hãy ở nhà. Giữ an toàn. Giữ liên lạc. Giữ mạng sống.

 

Thông tin về COVID-19 theo từng tiểu bang,( NHẤN VÀO ĐÂY)

 

Khó khăn về tài chính 

Nếu bạn gặp khó khăn về tài chính, hãy truy cập www.moneysmart.gov.au hoặc gọi National Debt Helpline số 1800 007 007.

 

Tài trợ JobSeeker và JobKeeper

Chương trình hỗ trợ KobKeeper sẽ được gia hạn đến tháng 3/2021, và JobSeeker đến 12/2020. Trong những tháng tới, chính phủ sẽ công bố các kế hoạch cho JobSeeker 2021.

Số tiền cho cả hai chương trình sẽ bị cắt giảm kể từ cuối tháng 9/2020.

 

JobSeeker

  • Hiện tại: $1,115
  • Từ tháng 9/2020: $815

Đồng thời kể từ cuối tháng 9/2020, mức thu nhập tối đa để vẫn được nhận trợ cấp sẽ tăng lên $300/hai tuần, thay vì $106 như trước đây.

Từ ngày 4/8/2020, những ai nhận trợ cấp thất nghiệp sẽ phải đăng ký với các dịch vụ tìm việc và phải tìm kiếm bốn công việc mỗi tháng để có thể tiếp tục nhận tài trợ.

 

JobKeeper

Được chia thành hai nhóm nhận tài trợ, nhân viên toàn thời và nhân viên bán thời.

Đối với nhân viên toàn thời gian:

  • Hiện nay: $1,500
  • Từ tháng 9/2020: $1,200
  • Từ tháng 1/2021: $1,000

Đối với nhân viên bán thời gian:

  • Hiện nay: $1,500
  • Từ tháng 9/2020: $750
  • Từ tháng 1/2021: $650

 

 

COVID-19 lây lan như thế nào?

COVID-19 lây lan từ người sang người thông qua:

  • Tiếp xúc gần gũi với một người bị nhiễm hoặc trong 24 giờ trước khi các triệu chứng của họ xuất hiện.
  • Tiếp xúc gần gũi với người được xác nhận đã nhiễm virus, và người này ho hoặc hắt xì.
  • Chạm vào đồ vật hoặc bề mặt (như tay nắm cửa hoặc bàn) bị nhiễm từ việc người bị xác nhận nhiễm virus ho hay hắt xì, sau đó chạm vào miệng hoặc mặt của bạn.

Chính phủ Úc khuyến nghị mọi công dân nên tải về  (download) COVIDSafe app.

 

 

Các triệu chứng của COVID-19 là gì?

Các triệu chứng của coronavirus có thể từ bệnh nhẹ đến viêm phổi, theo trang mạng của Chính phủ Liên bang.

Các triệu chứng của COVID-19 tương tự như các trường hợp cảm lạnh và cúm khác và bao gồm:

  • Sốt
  • Các triệu chứng hô hấp  
  • Ho
  • Đau họng
  • Hụt hơi 
  • Các triệu chứng khác có thể bao gồm sổ mũi, nhức đầu, đau cơ hoặc khớp, buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa, mất khứu giác, thay đổi vị giác, chán ăn và mệt mỏi.

Các giới chức y tế đã biên soạn một tài liệu giúp bạn có thể kiểm tra các triệu chứng nghi ngờ COVID-19 ở nhà: https://www.healthdirect.gov.au/symptom-checker/tool/basic-details

 

Tôi phải làm gì nếu tôi có các triệu chứng trên?

Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng trên trong vòng 14 ngày sau khi đến Úc hoặc trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với người đã được xác nhận với COVID-19, bạn nên sắp xếp gặp bác sĩ hoặc liên lạc tới đường dây nóng Thông tin Y tế Quốc gia về Coronavirus tại 1800 020 080. Đừng đến thăm một phòng khám y tế hoặc bệnh viện mà không thông báo cho họ biết bạn có các triệu chứng.

Trước khi bạn đến, hãy gọi điện thoại cho phòng y tế hoặc bệnh viện và cho họ biết lịch sử du lịch của bạn, hoặc rằng bạn đã tiếp xúc với một trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19. Bạn phải ở một mình trong nhà, khách sạn hoặc trong khu chăm sóc sức khỏe cho đến khi giới chức y tế công xác nhận rằng việc bạn quay trở lại các hoạt động thường ngày là an toàn.

 

Nếu bạn muốn nói với ai đó về triệu chứng của mình, hãy gọi tới đường dây trợ giúp Coronavirus của quốc gia để xin lời khuyên. Đường dây hoạt động 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần: 1800 020 080.

 

Chính phủ Úc cũng thiết lập các phòng khám GP chữa các căn bệnh về hô hấp khắp cả nước, để bệnh nhân Covid-19 dạng nhẹ hoặc vừa phải có thể đến khám. (Triệu chứng từ nhẹ đến vừa phải là sốt, ho, khó thở, viêm họng và/ hoặc mệt mỏi).

 

Xem tại đây để biết phòng khám chữa bệnh Covid-19 dạng nhẹ và trung bình, trong tiểu bang/ vùng lãnh thổ của bạn và gần nơi bạn ở, cũng như làm cách nào để đăng ký cuộc hẹn khám bệnh. 

 

Nếu không có phòng khám Covid-19 gần nơi bạn ở, hãy vào trang mạng của Health Direct hoặc trang mạng của Bộ Y tế tiểu bang và vùng lãnh thổ để biết địa điểm các phòng khám về bệnh sốt hoặc những dịch vụ có sẵn khác.

 

Nếu bạn đang khó thở hoặc gặp phải trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000. 

 

Tôi có nên được xét nghiệm COVID-19 không?

Nội các Chính phủ Úc đồng ý mở rộng tiêu chuẩn xét nghiệm khắp nước Úc cho tất cả mọi người có triệu chứng Covid-19 nhẹ để nhanh chóng nhận diện những ca dương tính.  

 

Virus được điều trị như thế nào?

Không có điều trị cụ thể cho coronavirus, nhưng hầu hết các triệu chứng có thể được điều trị bằng chăm sóc y tế hỗ trợ. Thuốc kháng sinh không có hiệu quả chống lại virus.

 

Ai có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng nhất?

 

Một số người bị nhiễm bệnh có thể không có biểu hiện bệnh gì cả, một số người sẽ có các triệu chứng nhẹ từ đó họ sẽ dễ dàng phục hồi, và những người khác có thể trở nên bệnh nặng rất nhanh. Từ kinh nghiệm trước đây với các coronavirus khác, những người có nguy cơ nhiễm bệnh nghiêm trọng nhất là:

  • Thổ dân và cư dân đảo Torres Strait từ 50 tuổi trở lên, nếu họ mắc một hay nhiều hơn những căn bệnh mãn tính.
  • Người cao niên từ 65 tuổi trở lên mắc bệnh mãn tính, định nghĩa bệnh mãn tính sẽ dần được rõ ràng hơn theo thời gian khi có nhiều bằng chứng khoa học hơn.
  • Người 70 tuổi trở lên.
  • Những người có hệ miễn dịch bị yếu hay tổn thương.

 

Làm thế nào bạn có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19?

 

Thực hành tốt việc giữ vệ sinh tay và khi hắt xì / ho,  giữ khoảng cách với người khác khi bạn bị bệnh là cách bảo vệ tốt nhất chống lại hầu hết các loại virus. Bạn nên:

  • Không rời khỏi nhà trừ khi có những lý do thật cần thiết.
  • Giữ khoảng cách với nhau trong giao tiếp xã hội cách người khác ít nhất 1.5 mét và chấp hành quy luật một người cần 4 mét vuông diện tích sàn.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà bông và nước, trước và sau khi ăn, và sau khi đi vệ sinh.
  • Che miệng khi ho và hắt xì, vứt bỏ khăn giấy đã dùng, và sử dụng thuốc khử trùng tay chứa cồn.
  • Nếu bạn không khỏe, tránh tiếp xúc với người khác (cách mọi người hơn 1.5 mét).
  • Thực hiện trách nhiệm cá nhân và ở nhà càng nhiều càng tốt.

 

Ai có nghĩa vụ tự cách ly?

 

a. Tất cả những người đến Úc sau nửa đêm ngày 15 tháng Ba 2020, hoặc nghĩ rằng họ có thể đã tiếp xúc gần gũi với một trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19, được yêu cầu tự cách ly trong 14 ngày.

 

b. Tất cả du khách đến Úc từ nửa đêm ngày 28 tháng Ba 2020, sẽ được yêu cầu thực hiện 14 ngày cách ly bắt buộc tại các cơ sở được chỉ định (ví dụ: khách sạn và các cơ sở khác do chính phủ chỉ định).

  • Du khách sẽ được vận chuyển trực tiếp đến các cơ sở được chỉ định sau khi nhập cảnh, làm thủ tục quan thuế, và kiểm tra sức khỏe phù hợp.
  • Nhân viên Bộ quốc phòng sẽ tăng cường các nỗ lực của cảnh sát địa phương trong việc thăm nhà và nơi cư trú của những người Úc đang bị cô lập bắt buộc theo chỉ dẫn của chính phủ tiểu bang và lãnh thổ, sẽ thông tin cho cảnh sát địa phương xem cá nhân được xác định có ở nơi cư trú hay không.

 

c. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc COVID-19, bạn phải ở nhà:

  • không đến những nơi công cộng như nơi làm việc, trường học, trung tâm mua sắm, nhà trẻ hay trường đại học
  • yêu cầu ai đó lấy thức ăn và các nhu yếu phẩm khác cho bạn, và để chúng ở trước cửa nhà
  • không cho khách vô nhà – chỉ những người thường sống chung ở trong nhà bạn

 

Giữ khoảng cách xã hội là gì?

 

Giữ khoảng cách xã hội là một cách giúp làm chậm sự lây lan của virus như COVID-19. Nó bao gồm ở nhà khi bạn không khỏe, tránh các cuộc tụ họp công cộng đông người không cần thiết, giữ khoảng cách ít nhất 1.5 mét giữa bạn và người khác bất cứ khi nào có thể, và tránh tiếp xúc thân thể như bắt tay hoặc ôm.

 

Giữ khoảng cách xã hội còn bao gồm tránh chạm vào các vật thể hoặc bề mặt (như tay nắm cửa hoặc bàn) bị ô nhiễm vì người được xác nhận nhiễm COVID-19 ho hoặc hắt xì.

 

Càng nhiều không gian giữa bạn và những người khác, virus càng khó lây lan.

 

Ở nhà

 

Nội các chính phủ thúc giục tất cả người Úc hãy ở nhà trừ khi:

  • mua sắm những gì cần thiết nhất - thực phẩm và nhu yếu phẩm cần thiết;
  • nhu cầu chăm sóc y tế hoặc chăm sóc sức khỏe, bao gồm các yêu cầu trắc ẩn;
  • tuân thủ các luật lệ tụ tập công cộng;
  • làm việc và học tập, nếu có thể hãy làm việc hoặc học từ xa. 

 

Tôi có thể thăm gia đình và bạn bè ở các viện dưỡng lão không?

 

Như quy định chung trên khắp nước Úc, đừng đến thăm viện dưỡng lão nếu bạn:

  • Trở về từ ngoại quốc trong 14 ngày qua.
  • Đã tiếp xúc với một trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19 trong 14 ngày qua.
  • Bị sốt hoặc có triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp (ví dụ: ho, đau họng, khó thở).
  • Từ ngày 1 tháng Năm, bạn phải tiêm vắc xin cúm trước khi đến bất kỳ cơ sở chăm sóc người già nào.

 

Xin hãy lưu ý mỗi tiểu bang và vùng lãnh thổ có những quy định khác nhau tuỳ theo đánh giá tình hình dịch bệnh, tuy nhiên không thể đối lập với các đề nghị của Nội các Quốc gia.

 

Có nên đeo khẩu trang y tế?

 

Sự gia tăng gần đây của những ca nhiễm COVID-19 lây lan trong cộng đồng ở Úc buộc một số tiểu bang và vùng lãnh thổ hiện khuyến nghị hoặc yêu cầu bắt buộc sử dụng khẩu trang.

 

Hiện nay, khẩu trang được yêu cầu hoặc được khuyến nghị ở Victoria (tùy thuộc vào nơi bạn sống) vì tỷ lệ lây nhiễm coronavirus trong cộng đồng cao hơn ở đó.

https://www.dhhs.vic.gov.au/face-coverings-1159pm-wednesday-22-july

 

Cư dân New South Wales cũng vừa được yêu cầu hãy cân nhắc việc đeo khẩu trang nếu họ sống hay làm việc trong các khu vực điểm nóng và ở những nơi không thể thực hiện việc giãn cách xã hội.  

 

Trong khi việc dùng khẩu trang có thể được xem như thêm một biện pháp cẩn thận, nhưng bạn phải tiếp tục: 

•ở nhà khi không khoẻ 

•giữ khoảng cách an toàn (hơn 1.5m) với người khác khi ra ngoài 

•tránh những cuộc tụ tập lớn và đám đông trong không gian bên trong nhà 

•thực hành giữ vệ sinh tay và đường hô hấp

 

Nếu hoàn cảnh thay đổi trong tiểu bang hoặc lãnh thổ của bạn thì lời khuyên về việc sử dụng khẩu trang có thể phải thay đổi. Việc luôn cập nhật những lời khuyên trong khu vực địa phương của bạn rất quan trọng. Chính phủ tiểu bang hoặc lãnh thổ của bạn sẽ cung cấp điều này.

https://www.health.gov.au/news/health-alerts/novel-coronavirus-2019-ncov-health-alert/how-to-protect-yourself-and-others-from-coronavirus-covid-19

 

Trở về Úc hoặc đến Úc và du hành trong nước Úc

Mọi người Úc phải tránh đi du lịch nội địa nếu không cần thiết. Tiểu bang và vùng lãnh thổ có thể áp dụng quy định giới hạn khác nhau, bao gồm cả việc đóng cửa biên giới tiểu bang. 

 

Nguyên tắc giao thông công cộng 

Các dịch vụ giao thông công cộng là trách nhiệm của các tiểu bang và vùng lãnh thổ, và Nội các Quốc gia tán thành một loạt các nguyên tắc giúp quản lý sức khỏe và an toàn của công nhân và hành khách trên mạng lưới giao thông công cộng, bao gồm: không đi lại khi cảm thấy không khỏe, duy trì khoảng cách vật lý với tài xế và các hành khách khác, và tránh dùng tiền mặt. Người sử dụng giao thông công cộng không bắt buộc phải đeo mặt nạ nhưng có thể làm như vậy trên cơ sở tự nguyện. Thông tin thêm về các nguyên tắc cho các hoạt động giao thông công cộng COVID-19 tại đây: https://www.infrastructure.gov.au/transport/files/COVID19_public_transport_principles_29052020.pdf

 

Khách du hành quốc tế.

Tất cả du khách quốc tế đến Úc, bất kể quốc tịch hay khởi hành từ đâu, đều được đưa đi tự cách ly trong 14 ngày, tại các cơ sở của chính phủ, trước khi có thể về nhà.

 

Tất cả du khách quay trở lại Úc sẽ được xét nghiệm coronavirus khi họ vào nơi ở kiểm dịch và trước khi họ được phép rời đi.

 

Bạn có thể phải đóng góp vào chi phí cách ly. Các yêu cầu này được quản lý và thực thi bởi các chính phủ tiểu bang và lãnh thổ:

 

Công dân và thường trú nhân Úc không được đi ra ngoại quốc vì các lệnh cấm của Covid-19.

 

Tuy nhiên, nếu bạn muốn rời Úc, bạn có thể nộp đơn trên mạng để xin đi ra ngoại quốc một cách ngoại lệ nếu bạn thuộc các nhóm sau:

  • Chuyến đi của bạn thuộc nhiệm vụ phản ứng Covid-19, bao gồm việc bạn đi để cung cấp một sự hỗ trợ nào đó.
  • Chuyến đi cần thiết cho các kỹ nghệ và giao thương quan trọng (bao gồm các kỹ nghệ xuất cảng và nhập cảng).
  • Bạn đi ngoại quốc để trị bệnh khẩn cấp mà Úc không thể có được sự điều trị đó.
  • Bạn đi ngoại quốc vì việc cá nhân khẩn cấp không thể tránh khỏi.
  • Thực hiện nhiệm vụ nhân đạo.
  • Chuyến đi của bạn thuộc lợi ích quốc gia. 

 

Các trung tâm trung chuyển

Các quy định du lịch thay đổi thường xuyên và nhanh chóng, vì vậy nếu bạn quyết định quay về Úc thì:

 

Kiểm tra chặng bay cẩn thận và giữ liên lạc với hãng hàng không của bạn hoặc đại lý du lịch của bạn.

 

Theo dõi tuyên bố chính thức ở các sân bay trung chuyển và tuyên bố của các chính phủ.

 

Liên lạc đại sứ quán hoặc lãnh sự quán gần nhất của những nước bạn đi qua nếu bạn có câu hỏi gì về các quy định đi vào và đi ra khỏi quốc gia đó.

 

Ghé thăm www.smartraveller.gov.au để biết thêm chi tiết. 

 

Giới chức Úc phản ứng với dịch bệnh thế nào?

 

Thủ tướng đã kích hoạt Kế hoạch Ứng phó Khẩn cấp Emergency Response Plan for Novel Coronavirus (COVID-19).

 

Tổng Toàn quyền Úc đã kéo dài tình trạng khẩn cấp về an toàn sinh học con người thêm ba tháng từ 17 tháng Sáu 2020 đến 17 tháng Chín 2020.

 

Tiếp sức về điện, gas, nước, và các hoá đơn khác cho những trường hợp khó khăn

 

Cung cấp các tùy chọn thanh toán linh hoạt cho tất cả các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ đang gặp căng thẳng về tài chính.

  • Không ngắt kết nối hoặc hạn chế cung cấp dịch vụ cho những người đang căng thẳng về tài chính;
  • Trì hoãn thủ tục thu hồi nợ và niêm yết tín dụng mặc định;
  • Miễn các khoản phí trễ và không tính lãi cho khoản nợ; và
  • Giảm thiểu mất điện theo kế hoạch định sẵn đối với các công trình quan trọng.
  • Những người có thể tiếp tục thanh toán hóa đơn của họ cần tiếp tục làm như vậy – điều này rất quan trọng để bảo đảm khả năng tồn tại liên tục của các nhà cung cấp dịch vụ thiết yếu.

 

Uyển chuyển trong chính sách cho một số người có visa:

Người có visa làm việc trong kỳ nghỉ (working holiday visa): Miễn giới hạn làm việc sáu tháng với một nhà nhân dụng, nếu họ làm việc trong một ngành quan trọng: sức khỏe, chăm sóc người cao niên, chăm sóc người khuyết tật, chăm sóc trẻ em, nông nghiệp và thực phẩm, và sẽ đủ điều kiện để có thêm visa nếu visa hiện tại sẽ hết hạn trong sáu tháng tới.

 

Chương trình Lao động thời vụ và những người tham gia Chương trình Lao động Thái Bình Dương (Seasonal Worker Program and Pacific Labour Scheme): sẽ có thể gia hạn visa lên đến một năm.

 

Người có visa tay nghề tạm trú: Đối visa tạm trú do nhà nhân dụng bảo lãnh, ví dụ 457 và 482, bị mất việc, họ có 60 ngày để tìm nhà tài trợ khác hoặc rời khỏi Úc.

 

Nếu họ đã bị tạm ngưng việc nhưng không bị sa thải, hoặc đã giảm số giờ của họ, điều đó sẽ không được coi là vi phạm điều kiện visa của họ. Họ có thể truy cập số tiền lên tới $10,000 đô la trong quỹ hưu bổng của mình trong năm tài chính này.

 

Sinh viên quốc tế:

  • Họ có thể ở lại nếu họ vẫn có việc làm. Nếu họ không việc làm, hỗ trợ từ gia đình hoặc tiền tiết kiệm, họ có thể cần phải xem xét các sắp xếp khác.
  • Sinh viên quốc tế làm việc trong lĩnh vực chăm sóc người cao niên hoặc làm việc như một y tá được phép làm việc hơn 20 giờ một tuần.
  • Họ có thể truy cập quỹ hưu bổng của họ nếu họ đã ở Úc ít nhất 12 tháng.

 

Tại Victoria, sinh viên quốc tế sẽ được nhận số tiền trợ giúp khó khăn tối đa 1,100 Úc kim, đây là một phần thuộc gói hỗ trợ khẩn cấp của chính phủ Victoria để giúp đỡ hàng chục ngàn người khắp tiểu bang này.

 

Khách du lịch: nên trở về nước, đặc biệt là những người không có gia đình hỗ trợ.

 

Tiền hỗ trợ người tìm việc – JobSeeker Payment

Để có được JobSeeker Payment bạn cần hội đủ các điều kiện sau:

  • Bạn từ 22 tuổi đến tuổi chuyển qua nhận tiền già (Age Pension)
  • Bạn đáp ứng được các điều kiện về công dân và cư trú
  • Thu nhập và tài sản của bạn dưới giới hạn quy định

 

Bạn cũng cần phải đáp ứng các quy luật cho một trong các tình huống sau:

  • Bạn đáp ứng được định nghĩa của chính phủ về thất nghiệp và bạn đang tìm việc làm.
  • Bạn bị bệnh hoặc bị thương và không thể làm công việc hoặc học tập thông thường trong một thời gian ngắn.

 

Thêm thông tin, xem trang Services Australia https://www.servicesaustralia.gov.au/individuals/services/centrelink/jobseeker-payment

 

Tiền hỗ trợ giữ lại công việc – JobKeeper Payment

Chính phủ sẽ cung cấp một khoản trợ cấp lương cho khoảng 6 triệu công nhân, những người này sẽ nhận được khoản thanh toán cố định $1,500 đô-la trước thuế mỗi hai tuần thông qua nhà nhân dụng của họ.

 

Khoản thanh toán JobKeeper trị giá $130 tỷ đô-la sẽ giúp giữ lại việc làm cho người Úc. Khoản thanh toán sẽ được trả cho nhà nhân dụng, trong tối đa sáu tháng, cho mỗi nhân viên đủ điều kiện có trên sổ sách của họ vào ngày 1 tháng Ba 2020 và được giữ lại hoặc tiếp tục được nhà nhân dụng thuê mướn. Nhà nhân dụng sẽ nhận được khoản thanh toán $1,500 mỗi hai tuần cho mỗi nhân viên đủ điều kiện. Chương trình bắt đầu vào ngày 30 tháng Ba 2020, nhà nhân dụng đủ điều kiện sẽ nhận được các khoản thanh toán đầu tiên trong tuần đầu của tháng Năm. 

 

Tiền giữ trẻ

Khoảng một triệu gia đình sẽ được gửi con đi nhà trẻ miễn phí trong đại dịch coronavirus. Theo kế hoạch, Chính phủ sẽ trả 50 phần trăm doanh thu của ngành cho đến mức trần mức tính phí hàng giờ hiện tại của nhà trẻ vào một thời điểm trước khi các bậc phụ huynh bắt đầu rút tên con khỏi trường với số lượng lớn. 

 

Hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành gia đình

Khoản ngân quỹ $150 triệu đô-la sẽ được cung cấp để hỗ trợ người Úc trải qua vấn nạn bạo hành gia đình, xảy ra vì bối cảnh coronavirus bùng phát ở Úc.

 

Hỗ trợ sức khỏe tâm thần

Ngân khoản $74 triệu đô la sẽ được cung cấp để hỗ trợ sức khỏe tâm thần và tinh thần của tất cả người dân Úc. Cổng thông tin kỹ thuật số dành cho sức khỏe tâm thần của Chính phủ, Head to Health (www.headtohealth.gov.au), sẽ là một nguồn thông tin và hướng dẫn có thẩm quyền duy nhất về cách duy trì sức khỏe tâm thần tốt trong đại dịch coronavirus và trong lúc cách ly, cách hỗ trợ trẻ em và người thân, và làm thế nào để tiếp cận các dịch vụ và chăm sóc sức khỏe tâm thần hơn nữa.

 

Để tìm hiểu Chính phủ Úc đang đương đầu với COVID-19 ra sao, ghé thăm chuyên trang phản ứng của Chính phủ trước dịch bệnh Government response.

 

Thêm thông tin tiếng Anh, ghé thăm health.gov.au/news/health-alerts/novel-coronavirus-2019-ncov-health-alert 

 

 

 

Đọc thêm thông tin COVID-19 bằng tiếng Việt tại:

 

 

Trên trang của Bộ Nội vụ

https://www.homeaffairs.gov.au/covid-19/Pages/covid-19-Vietnamese.aspx?lang=Vietnamese

 

Trên trang Bộ Y tế Liên bang

https://www.health.gov.au/resources/collections/coronavirus-covid-19-translated-campaign-resources-vietnamese

 

Trên trang Bộ Y tế New South Wales

https://www.health.nsw.gov.au/Infectious/diseases/Pages/coronavirus-faqs-vi.aspx

 

Trên trang Bộ Y tế Victoria