(Nguyễn Đức Hiệp)

 

 

 

 

(Tiếp phần 3)

 

(4) Một vài quảng cáo...

...trên báo “L’Ère Nouvelle” (28/8/1926) của luật sư Phan Văn Trường, tiệm “Viên An”“Phong cảnh khách lầu” của ông Nguyễn Phong Cảnh (nơi này hiện nay là di tích về buổi họp đầu tiên, tháng 8 1929, của Đảng Cộng sản Annam do Châu Văn Liêm sáng lập), và các quảng cáo của người Hoa, Pháp và Ấn. Cách hành văn và ngữ pháp đầu thế kỷ 20 có nhiều khác biệt với ngày nay. “Lục châu” là tên người Hoa dùng để chỉ Lục tỉnh (6 tỉnh) Nam Kỳ, và người Hoa cũng tự gọi họ là “Tàu” như người Việt thời đó và cho đến trước 1975 từ này vẫn được dùng để chỉ Hoa kiều. Boulevard Bonhoure sau này là đường Khổng Tử và ngày nay là đường Hải Thượng Lãn Ông. Đường Mac-Mahon nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đường Fipippini là Nguyễn Trung Trực và Ohier là Tôn Thất Thiệp. Chúng tôi giữ nguyên văn, kể cả chính tả, của các quảng cáo dưới đây :

 

 

*

“Về việc kiện tụng

Các đồng bào hể khi nào có việc kiện thưa chi, trước hết nên tới Saigon đường Mac-Mahon, số 116

Hỏi ông trạng sư

Phan Văn Trường

Nguyên trạng sư tòa thượng thẩm thành Paris

Ông sẽ nói trước cho biết việc ấy hay dở thế nào, và chỉ cách cho mà theo, khỏi lầm đường và khỏi tốn công tốn của.”

 

 

*

“Viên An

Boulevard Bonhoure No. 14

Bán sỉ và bán lẻ

Bán xe máy hiệu BRILLANT tốt nhứt và nhiều thứ hiệu khác

Đồ phụ tùng theo xe máy đủ thứ và giá rẻ

Bổn hiệu mới lại thứ xe “BRILLANT” thiệt tốt mà chắc lắm. Có hơn 20 năm danh tiếng trong Nam kỳ. Khi trước nhà Mottet trử bán. Thứ xe nầy thiệt nhẹ nên mới ra đua kỳ nào cũng có ăn hết. Hôm ngày 14 Mars 1926 đua trên Plate 5000 thì Thiên (Maurice) ăn hạng nhứt, Xuân hạng nhì. Hôm 21 Mars chạy 2000 thước Xuân ãn hạng nhứt, còn chạy 5000 thước thì Thiên (Maurice) hạng nhì. Còn kỳ vô địch 2000 thước hôm ngày 28 Mars thì Thạch ăn hạng nhứt, hết thảy cũng đều cởi xe “BRILLANT” có đủ thứ màu.

Xin quí vị đến bổn tiệm xem chơi cho biết.

Ở Lục-tỉnh có muốn mua sỉ hay là mua lẻ viết thơ thương nghị. Và có trữ đồ phụ tùng nhiều lắm.”

 

 

*

“Phong Canh Khach Lau

Angle des boulevard Bonnard et rue Filippini

Chambres confortablement meublées, propres, aérées, 2e et 8e étages. Ascenseur. Douche et W.C. dans tous les chambers. Personnel discipliné.

Nguyen-Phong-CANH, Propriétaire”

(Ère Nouvelle, 28/2/1928)

 

 

*

“Thiệt rất tiện và lại có lợi

Là thứ đèn cầy hiệu “SAM-KONG” đốt không khói, mà ít hao, không có mùi như các thứ khác, còn sự sang ít thứ sánh cho bằng; nhưng vậy mà giá lại rẻ.

Xin quí vị ai có dùng xin nài cho được thứ đèn cầy hiệu “SAMKONG” đỏ hay trắng thì thấy sự lợi nhiều.

Bán sĩ và bán lẻ tại hảng Lucien Berthet & Cie ở đường Mac-Mahon môn bài 66 và tại các nhà hàng cùng tiệm chạp-phô toàn trong cỏi Đông-Pháp.

Ba hiệu: hình thánh giá. Hai trái đất. Hai sư tữ cầm trái đất.

SAMKONG CANDLES FACTORY”

 

 

*

“Thợ làm đồ nữ trang

A.– Chanh

Đường Ohier, số 7, Saigon

Bổn hiệu có thợ thiện-nghệ, lảnh làm đũ kiểu đồ nữ-trang bằng vàng và hột xoàn theo kiểu kim thời. Công việc làm đã kỷ lại tinh-xảo hơn các nơi. Quí khách đến viếng bổn-hiệu và xem công cuộc của bổn-hiệu sắp đặt đặng toại lòng. Tính giá thiệt nhẹ.

A.– Chanh”

 

 

*

“Đồ sứ và đồ sành

Kính trình lục-châu quí-khách đặng rỏ: bổn tiệm thân tự chuyên bán các thứ đồ sành và đồ sứ ở tỉnh Giang-tây (1) bên Tàu đem qua. Đồ cổ-ngoạn có kim-thời có, cũng có huê thảo nhân vật thứ thì bông chìm, thứ thì bông nổi v.v. Những đồ nầy càng dùng lâu ngày càng tốt không hề xuống màu.

Tiệm chúng tôi bán giá hạ hơn các nơi là bởi bổn-tiệm chúng tôi mua cất tại chổ làm. Vậy xin lục châu quí khách các ngài mô muốn chưng dọn trong nhà cho sang trọng, vườn cảnh cho ngoạn nhỉ mục, đồ ăn thức đựng cho lịch-sự xin hẩy dời gót lại hiệu Phúc-Xương-Hằng số nhà 22 đường hẻm Gialong Chợlớn, chúng tôi hết lòng hoan nghinh

Phúc-Sương-Hằng Tư Trang

Kính Cáo”

 

 

*

“Wishwanath Bazar

Naraindas Thadharam & Cie

Commercant du Bombay

Quai de Vinh-Phuoc. — SADEC

CÁO BẠCH

Kính cùng lục-châu quí bà đặng rỏ. Bổn hiệu có mở một ngôi hàng rất lớn, bán rông các thứ hàng lụa trong toàn cầu: như hàng Tây, hàng Nhựt-bổn, hàng Huê-kỳ, hàng Bombay và hàng Bắc đũ kiểu và đũ màu.

Hàng của bổn hiệu thiệt, rộng tin những đồ thương hạng rất chắc và rất đẹp của mấy hảng có danh tiếng bấy lâu nay bên Âu-mỹ.

Bổn hiệu buôn bán rất thật thà và người của bổn hiệu dùng bán rất nên khuôn phép, tuy là người Bombay chớ ở xứ Nam đã lâu rồi nên lời ăn nói rất nên lể nghĩa và chẳng hề xão trá. Còn giá cả thì tính rất phải chăng, chớ không phải như mấy tiệm khác đâu.

Bổn hiệu cũng chuyên gởi hàng đi Lục-tỉnh, như quí ông quí bà không thể đến tiệm đặng, xin cứ viết thơ thì bổn hiệu cũng vui lòng mà hồi âm lại cùng muốn mua chi bổn hiệu cũng gởi lập tức.

Bổn hiệu gởi đồ không tính tiềng chở chuyên, đều về phần bổn hiệu chịu cã.

Như quí ông quí bà có diệp chi đi Sadec xin ghé tiệm tôi một khi thì mới rỏ.

Vài lời thành thật xin quí ông quí bà chiến cố.

NAY KÍNH”

(Ère Nouvelle, 11/01/1927)

 

 

 

Tham khảo

(1) Annuaire général de l'Indo-Chine française ["puis" de l'Indochine], Publisher: F.-H. Schneider (Hanoi) 1906, 1907, 1908, 1909, 1910, 1911, 1912, 1914, 1922, 1925

(2) L. Lacroix-Sommé, R. J. Dickson et A. J. Burtschy, Annuaire complet (européen et indigène) de toute l'Indochine, commerce, industrie, plantations, mines, adresses particulières...: Indochine, adresses, 1ère année 1933-1934, A. Portail (Saigon), 1933

(3) Guide pratique, renseignements et adresses. Saïgon, J. Aspar (24 rue Catinat Saïgon), 1934.

(4) Huỳnh Ngọc Tráng, Trương Ngọc Tường, Phạm Thiếu Hương, Nguyễn Đại Phúc, Đỗ Văn Anh, Saigon-Gia Định xưa, Tư liệu & Hình Ảnh, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1996.

(5) Annuaire de Cochinchine Française pour l’ année 1887, Saigon, Imprimerie Coloniale 1887.

(6) L’Ère Nouvelle, 28/8/1926, 11/01/1927, 28/2/1928

(7) Arthur Delteil, Un an de séjour en Cochinchine: guide du voyageur à Saïgon, Challamel aîné (Paris), 1887.

(8) L. I., Saïgon-Souvenir, petit guide saigonnais à l'usage des passagers des débutants dans la colonie, Coudurier et Montégout (Saïgon), 1906.

(9) Notice historique, administrative et politique sur la ville de Saïgon. Publiée par les soins du secrétaire général de la mairie, Impr. de l'Union (Saïgon), 1917

(10) Vương Hồng Sển, Saigon năm xưa, 1992, Nxb Trẻ.

(11) Các hình ảnh từ belleindochine.free.fr, www.delcampe.net và http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/

(12) Nguyễn Liên Phong, Nam Kỳ nhơn vật diễn ca, quyển 1: www.archive.org/details/NamKyPhongTucNhonVatDienCa và quyển 2: http://www.archive.org/details/NamKyPhongTucNhonVatDienCa2

(13) Christopher Goscha, ‘The modern barbarian’: Nguyen Van Vinh and the complexity of colonial modernity in Vietnam, European J. of East Asian Studies, 2004, Vol. 3, no. 1, pp. 135-169.

(14) Joseph Ferrière, Georges Garros, Alfred Meynard, Alfred Raquez, L' Indo-Chine 1906, publíé sous les auspices du Gouvernement général de l'Indo-Chine, 1906.

(15) Annuaire de l'Indo-Chine française, première partie: Cochinchine, Imprimerie Coloniale, Saigon, 1897.

(16) Emile Jottrand, Saigon et Cholen, opinions et souvenirs, La Vie coloniale: revue de la colonisation, du commerce et de l'industrie, No. 78 1/3/1909, pp. 47-48, No. 79, 1/4/1909 pp. 65-66.

(17) Louise Bourbonnaud , Les Indes et l'Extrême-Orient, impressions de voyage d'une Parisienne, Paris, 1889, http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5684832m/f178.tableDesMatieres

(18) Annuaire de la Cochinchine pour l’année 1876 (1879, 1880, 1881, 1885, 1887), Imprimerie du Gouvernement (Coloniale), Saigon, 1876 (1879, 1880, 1881, 1885, 1887).

(19) Xavier Guillaume, La Terre du Dragon Tome 1, Publibook, Paris, 2004.

(20) Antoine Brébion, Dictionnaire de bio-bibliographie générale, ancienne et moderne de l'Indochine française, publié après la mort de l'auteur par Antoine Cabaton, 1935.

(21) Vương Hồng Sển, Saigon Tạp Pín Lù, Nxb Văn Hóa-Thông Tin, 1997.

(22) Horace Fabiani, Souvenirs d'Algérie et d'Orient, E. Dentu (Paris), 1878.

(23) Christina Firpo, personal communication.

 

Nội dung liên quan

 Saigon – Đường Catinat đầu thế kỷ 20 – Phần 1

 Saigon – Đường Catinat đầu thế kỷ 20 – Phần 2