Nếu bạn là người Sài Gòn, hoặc gắn bó với đường phố Sài Gòn
trong 1 vài năm, chắc hẳn sẽ thường xuyên bắt gặp những trạm
biến áp xây theo kiểu kiến trúc Pháp xưa có in dòng chữ CEE
(kèm theo đó có thể là năm xây dựng) trên các đường Pasteur,
Trần Hưng Đạo, Hùng Vương… Có khi nào bạn tự hỏi CEE nghĩa
là gì?
Đó là chữ viết tắt của Compagnie des Eaux et d’Électricité de
Saigon, nghĩa là Công ty Điện Nước Sài Gòn. Công ty này được
thành lập tròn 120 năm trước, ban đầu có nhiệm vụ cung cấp
nước cho các vùng Chợ Lớn, Sài Gòn và cả Nam Vang
(Phnompenh).
Đến năm 1909, CEE đã mua lại SEVS – là một công ty điện khác –
để chính thức trở thành nhà cung cấp cả điện lẫn nước cho Sài
Gòn, Chợ Lớn và Phnom Penh.
Mặc dù nước Pháp đã chấm dứt sự hiện diện trên toàn Việt Nam
từ năm 1955, nhưng công ty CEE vẫn hoạt động đến năm 1967,
trước khi các hoạt động về điện được tiếp quản bởi công ty Sài
Gòn Điện Lực được thành lập cùng vào năm 1967. Lý do là các
khế ước mà CEE ký với chính quyền chủ quản có hiệu lực đến
31/12/1967, cho dù chính quyền có thay đổi nhưng khế ước này
vẫn hiệu lực cho đến khi mãn hạn.
Điều này giải thích cho việc các trạm biến áp được xây từ 1967
trở về trước đều được ghi là CEE, còn từ 1968 về sau thì được
ghi là SĐL (Sở Điện Lực).
Về lịch sử của ngành điện lực ở Đông Dương, điện được sử dụng
lần đầu từ cuối thập niên 1870 nhằm thiết lập hệ thống điện tín.
Nhưng phải đến 2 thập kỷ sai đó thì hệ thống máy phát điện chạy
bằng than mới được phát triển nhằm cung cấp năng lượng chiếu
sáng cho thành phố. Trước đó, đường phố Sài Gòn được thắp
sáng bằng đèn dầu.
Năm 1896, công ty Société d’Électricité de Saigon (SEVS) được
thành lập để cung cấp điện cho thủ đô của Nam Kỳ. Cũng trong
năm đó, công ty đã khai trương trạm phát điện xoay chiều đầu
tiên trên đường Nationale (nay là đường Hai Bà Trưng). Vị trí này
năm 1967 là trụ sở công ty Sài Gòn Điện Lực, rồi từ 1976 là trụ
sở của Công ty Điện lực miền Nam; tại số 72 đường Hai Bà Trưng.
Từ năm 1908, công ty SEVS bắt đầu cung cấp điện chiếu sáng
cho đường phố Sài Gòn, ban đầu được giới hạn chỉ ở vùng trung
tâm thành phố. Năm 1909, công ty CEE đã mua lại SEVS như đã
nhắc tới, và độc quyền phân phối cả điện và nước cho 3 thành
phố lớn nhất vùng Nam Kỳ và Campuchia cho đến ngày 31/12/1967.