Môi nhạt màu 

Môi trắng hoặc nhợt nhạt do cơ thể thiếu máu, cần được chăm sóc y tế. Cũng có thể lượng đường trong máu thấp, cơ thể thiếu vitamin, hoặc gặp các vấn đề tuần hoàn. 

Chấm đỏ xung quanh môi 

Viêm da môi là nguyên nhân phổ biến làm xuất hiện những chấm đỏ xung quanh môi. Thường xuyên liếm môi làm giảm lượng dầu tự nhiên tại vùng da xung quanh môi, khiến môi nổi những nốt đỏ, ngứa. 

Dưỡng ẩm môi, hạn chế liếm môi để giảm tình trạng này. 

Liêm môi khiến lượng dầu tự nhiên quanh môi giảm, sinh ra các chấm đỏ. Ảnh: Bright Side 

Liếm môi khiến lượng dầu tự nhiên quanh môi giảm, sinh ra các chấm đỏ. Ảnh: Bright Side 

Vết nứt trên khóe miệng

Thói quen liếm môi khiến nước bọt lưu lại trên khóe miệng có thể khiến da bị khô, nứt. Ngoài ra, dưỡng ẩm môi không đúng cách cũng có thể làm nhiễm trùng khóe miệng, môi nứt nẻ. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, hãy đến bác sĩ để khám. 

Nếp nhăn ở vùng môi trên 

Nguyên nhân làm xuất hiện các vết nhăn vùng môi trên là tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, thói quen hút thuốc lá, dùng ống hút, căng thẳng. Để giảm tình trạng này, bạn có thể dùng kem và serum giúp cơ thể sản sinh nhiều collagen hơn. 

Tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, hút thuốc lá, tinh thần căng thẳng khiến vùng da trên môi xuất hiện nếp nhăn. Ảnh: Bright Side 

Tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, hút thuốc lá, tinh thần căng thẳng khiến vùng da trên môi xuất hiện nếp nhăn. Ảnh: Bright Side.

Chấm đen trên môi 

Tăng sắc tố là nguyên nhân phổ biến nhất khiến môi xuất hiện các chấm đen. Đây có thể là dấu hiệu cơ thể thừa sắt, thiếu vitamin B12, hoặc trong giai đoạn tiền ung thư môi. 

Môi bị sưng 

Môi sưng có thể là dấu hiệu của dị ứng. Nếu phát hiện môi sưng hơn sau mỗi lần dùng mỹ phẩm, hãy đổi sản phẩm khác. Trường hợp môi sưng to chỉ trong thời gian ngắn, hãy đi khám ngay. 

Lê Hằng (Theo Bright Side)