Ảnh: pixabay

 

 

Mùa đông là lúc nhiều người dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, cúm, đau nhức, đầy hơi, tiêu chảy... Người bị hen suyễn hoặc viêm khớp thì bệnh càng dễ trở nặng hơn khi trời lạnh. Cách nào để khắc phục những tình trạng này?

 

Khi trời trở lạnh mà cơ thể chậm thích nghi sẽ dễ mắc nhiều bệnh, nhất là ở người già và trẻ nhỏ. Ngay cả những người khỏe mạnh cũng dễ trở lên mệt mỏi hơn bình thường.

 

 

Cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh thường gặp và hầu như không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người trưởng thành, nhưng có thể ảnh hưởng lớn tới các cơ quan hô hấp như phổi, phế quản của trẻ em.

 

Ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và sốt là những triệu chứng thường gặp khi bị cảm lạnh.

 

Nguyên nhân có thể là do nhiễm virus. Nhưng có bằng chứng cho thấy sự thay đổi và chênh lệch nhiệt độ, chẳng hạn như đi từ một căn phòng ấm áp ra ngoài trời lạnh cũng dễ gây cảm lạnh, đau họng.

 

Để phòng ngừa cảm lạnh, điều quan trọng đầu tiên là giữ ấm cơ thể, nhất là những bộ phận dễ bị lạnh như cổ, tai, mũi, tay, chân. Ăn đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, tập thể dục thường xuyên giúp làm ấm cơ thể và tăng cường sức khỏe là cách phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả.

 

Đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà bông hoặc dung dịch sát khuẩn, giữ nhà cửa sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn cũng giúp cơ thể tránh

 

 

Cúm

Cúm là bệnh đường hô hấp nghiêm trọng hơn cảm lạnh thông thường.

 

Các triệu chứng của cúm có thể kéo dài ít nhất là một tuần và thường bao gồm sốt, hh, đau cổ hhọn, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau cơ, đau khớp xương, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy (thường xảy ra nơi trẻ em).

 

Các triệu chứng của COVID-19 và cúm có thể rất giống nhau. Nếu quý vị có bất cứ triệu chứng nào giống như cảm lạnh hoặc cúm, thì nên xét nghiệm COVID-19 để xác định đúng bệnh và chữa trị thích hợp.

 

Hầu hết những người bị cúm hồi phục sau vài ngày, nhưng một số người có thể đau yếu trầm trọng và nguy hiểm đến tính mạng.

 

Cách phòng tránh cúm tốt nhất là chích ngừa. Đồng thời áp dụng các biện pháp vệ sinh tương tự phòng ngừa COVID-19.

 

 

Bệnh hen suyễn

Thời tiết lạnh là nguyên nhân chủ yếu gây ra những triệu chứng hen suyễn như khó thở. Người bị hen suyễn thường có triệu chứng nặng hơn khi trời trở lạnh.

 

Điều trị và phòng ngừa bệnh hen suyễn thì cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Giữ ấm cơ thể, tập thể dục hợp lý và bổ sung dinh dưỡng tăng cường sức để kháng cũng là cách giúp phòng ngừa hen suyễn.

 

 

Đau bụng

Trời lạnh nếu không giữ cơ thể được ấm, nhất là phần bụng thì rất dễ dẫn tới bị đau bụng do lạnh.

 

Biểu hiện là bụng bị lạnh, đầy hơi, ăn khó tiêu hoặc bị tiêu chảy. Ở một vài người có thể bị buồn nôn, tay chân cũng lạnh.

 

Để phòng tránh đau bụng do trời lạnh cần có các biện pháp giữ ấm cơ thể, đồng thời chú ý tới chế độ ăn uống phù hợp.

 

 

Đau nhức xương khớp

Đau nhức các khớp vào mùa đông là một tình trạng thường gặp ở người già và những người lao động nặng nhọc.

 

Khi nhiệt độ xuống thấp sẽ làm cho các gân cơ bị co rút, gây hạn chế trong việc vận động. Một số bệnh nhân bị gout hay các bệnh về xương khớp thì gặp lạnh bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.

 

Ngoài việc giữ ấm, dinh dưỡng phù hợp và duy trì vận động thường xuyên, việc châm cứu có thể làm giảm tình trạng đau nhức xương khớp do kinh mạch bị lạnh.

 

Đặc biệt châm cứu bằng laser chỉ dùng năng lượng ánh sáng để làm ấm các huyệt đạo mà không gây đau, không chảy máu, không tạo ra vết thương và cũng không có nguy cơ lây truyền bệnh.

 

Theo Bác sĩ Nguyệt Thái từ Melbourne, châm cứu bằng laser có thể giúp khắc phục hiệu quả nhiều căn bệnh do thời tiết lạnh như cảm lạnh, hen suyễn, đau nhức khớp, đau bụng do lạnh...