Nghiên cứu được thực hiện bởi 15 tổ chức y tế và môi trường, bao gồm Liên minh Y tế Anh và Tổ chức Phổi Anh, phân tích sự ảnh hưởng của ô nhiễm không khí do mật độ giao thông trong khu dân cư đến phổi của trẻ nhỏ. Các nhà khoa học tiến hàng so sánh tình trạng bệnh, bao gồm tim mạch, đột quỵ và viêm phế quản ở 13 thành phố khác nhau tại Anh và Ba Lan. 

 Người dân sinh sống gần các tuyến phố đông đúc có nguy cơ măc bệnh ung thư phổi cao hơn 10%. Ảnh: Independent

 Người dân sinh sống gần các tuyến phố đông đúc có nguy cơ măc bệnh ung thư phổi cao hơn 10%. Ảnh: Independent

Nghiên cứu cho thấy, người dân sinh sống gần các tuyến phố đông đúc, trong bán kính 50m có nguy cơ măc bệnh ung thư phổi cao hơn 10%. Mật độ giao thông lớn và ô nhiễm khói bụi có thể gây bệnh viêm phế quản và hen suyễn ở trẻ nhỏ. Tại Anh, mức độ ô nhiễm ở thành phố Oxford hạn chế 14% sự phát triển phổi của trẻ em. Trong khi đó, ở London là 13% và Birmingham là 8%. 

Theo các nhà khoa học, giảm ô nhiễm không khí xuống 1/5 giúp 3.865 trẻ tránh khỏi bệnh viêm phế quản, giảm 7.6% các trường hợp mắc ung thư ở London và  6,4% ca bệnh tại Birmingham. 

Tiến sĩ Heather Walton, giảng viên cao cấp về sức khỏe và môi trường tại Đại học Hoàng gia London cho biết, đây là nghiên cứu đầu tiên tính toán tác động của cuộc sống đô thị đối với tình trạng sức khỏe của cư dân. 

Nghiên cứu khác của WHO và Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cũng cho thấy, mức độ ô nhiễm môi trường tỷ lệ thuận với số người mắc ung thư. 

Hiện, giới hạn bụi mịn P2,5 tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 10μg/m3 không khí. Một nghiên cứu của WHO và Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã cho thấy, mức độ ô nhiễm môi trường tỷ lệ thuận với số người mắc ung thư.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả quan trắc ở 30 vị trí vào tháng 11 cho thấy, không khí ô nhiễm và mù bao trùm trong nhiều ngày. Nguyên nhân là bầu không khí ở tầng thấp khoảng 100m trở xuống quá ô nhiễm với khói bụi từ phương tiện giao thông, nhà máy và công trường xây dựng. 

Chất lượng không khí tại Hà Nội thời gian này ở mức kém, nhất là về đêm và sáng sớm, khi bụi min P2.5 cùng một số chất ô nhiễm khác không thể phát tán cao và xa. 

Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 23.600 ca ung thư phổi mới phát hiện và 20.200 người tử vong do căn bệnh này. 

Thục Linh (Theo Guardian, Independent)