Frédéric François Chopin(1810-1849)

 

 

 


Nocturne (là từ tiếng Pháp, có nghĩa là “thuộc về ban đêm”; tiếng Latinh: nocturnus; Hán Việt: dạ khúc, được lấy cảm hứng hoặc có liên tưởng đến đêm. Nocturne lần đầu tiên được sử dụng vào thế kỷ thứ XVIII.

 

 

Rất nhiều nhà soạn nhạc danh tiếng thế giới viết về thể loại nhạc này, mỗi tác giả là một nét âm nhạc, cá tính tinh thần riêng. Phong cách của Chopin trong các bản dạ khúc mang màu sắc buồn sâu lắng, lan tỏa một sức mạnh tinh thần cao thượng, có thể còn là những xúc động bi thương, hoặc là những lời than thở, nhớ thương. Các tác phẩm đó rất phong phú về hình tượng, sức tưởng tượng mãnh liệt, với một nội dung cực kỳ sâu sắc.

 

Chopin đã viết tổng cộng 21 bản nocturne. Quá trình sáng tác thể loại này của ông kéo dài từ năm 1827 đến năm 1846.

 

Trước hết, chúng ta cùng thưởng thức bản số 2, là bản nổi tiếng nhất và quen thuộc nhất, ông sáng tác năm 1830-1832 dưới giọng Mi giáng trưởng, xuất bản năm 1833. Dưới đây là bản phối Violon và piano, khiến âm nhạc càng thêm da diết…

 

Jacobsen-Chopin Nocturne Op. 9 No. 2:



https://youtu.be/QOlF3tJLTUs

 


 

Bản Nocturne No. 20 cung Đô thăng thứ của Chopin được chọn sử dụng làm nhạc nền cho phần đầu và lúc kết thúc của bộ phim cảm động: The Pianist(2002), kể về niềm tin, nghị lực sống mãnh liệt của người nghệ sĩ Do Thái. Trong lúc cùng khổ và tuyệt vọng nhất, chính âm nhạc của nghệ sĩ dương cầm người Do Thái đã xóa tan sự giết chóc, ranh giới quốc gia trong tâm hồn viên sĩ quan phát xít Đức – thay vào đó là sự đồng cảm và lòng nhân ái trong tâm hồn.

 

Nocturne No. 20 cung Đô thăng thứ được Frédéric Chopin sáng tác năm 1830 còn có thể gọi là bản là nocturne xa xứ, vì ông viết bản này trước khi rời đất nước Ba lan ngày 2 tháng 11 năm 1830, và mãi mãi không quay trở lại. Vài năm sau khi Chopin qua đời, năm 1870 bản dạ khúc này mới được xuất bản.

 

 

“The Pianist”: Chopin Nocturne C sharp minor



https://youtu.be/aS4YDuTfJ7Y

 

 

 

Nocturne No. 20 cung Đô thăng thứ mở đầu bằng một đoạn ngắn phần giới thiệu, giai điệu chậm rãi, trang nghiêm, u buồn, sầu não.

 

Tiếp theo, chủ đề chính u sầu được trình bày với những nốt láy duyên dáng, gợi nhắc không khí tĩnh mịch của đêm tối.

Và, bầu không khí xúc cảm dần dần sáng sủa hơn nhưng vẫn không thể nào xua tan được tính chất hoang vắng cô liêu mà giai điệu mở đầu tạo thành.

 

Chủ đề chính trở lại ở nửa sau bản nocturne nhưng giờ đây nó day dứt hơn. Nỗi buồn dần trở thành nỗi thất vọng tràn trề khi âm nhạc dịu dàng tắt lặng kết thúc tác phẩm.

 

Daniel Barenboim (1942) Nhà soạn nhạc kiêm nghệ sĩ piano gốc Nga và Israel biểu diễn.

 

 

https://youtu.be/-4quKyrOVww

 

 




Và  đây là phần biểu diễn của Władysław 

 

https://youtu.be/zB2TLFJP3YA

 

 

"Wladek" Szpilman (1911-2000) - nghệ sĩ dương cầm và nhà soạn nhạc cổ điển người Ba lan gốc Do Thái.  Władysław "Wladek" Szpilman được biết đến rộng rãi khi bộ phim “The Pianist” (Nghệ sĩ dương cầm) năm 2002 do Roman Polanski làm đạo diễn  dựa trên cuốn hồi ký "The Pianist" kể lại sự tồn tại của ông  trong thời gian Đức chiếm đóng Warsaw và Holocaust được phát hành. Nhưng khi bộ phim được công chiếu thì ông đã không còn nữa.

 

 

 

Joshua Bell - Nocturne in C Sharp Minor

https://youtu.be/FclzBjUQrJs


 

Posted by VanPham at 18:51