Những sát thủ robot có phải là tương lai trong chiến tranh. Nguồn: SBS
Việc gia tăng sử dụng Trí thông minh Nhân tạo AI, với máy tính hoặc máy móc có thể bắt chước khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định thuộc tâm trí con người, chuyện nầy đang tác động đến hầu hết các khía cạnh của cuộc sống. Nó cũng đang làm thay đổi chiến tranh, khiến chuyên gia cảnh báo về các thái độ quá khích về nhân quyền và đạo đức, nếu không được kiểm soát.
Cách thức chúng ta tiến hành các cuộc chiến tranh đang thay đổi, với việc các chuyên gia cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang mới, để quân sự hóa trí thông minh nhân tạo.
Giáo sư Toby Walsh, nhà khoa học đứng đầu tại Viện Trí thông minh nhân tạo, thuộc Đại học New South Wales cho biết.
Toby Walsh nói "Bạn đã quen với việc nhìn thấy máy bay không người lái bay trên bầu trời Afghanistan hoặc Iraq, chúng vẫn bán tự động, vẫn có một con người trong vòng điều khiển khi đặt ngón tay trên cò súng".
"Nhưng ngày càng có nhiều máy bay không người lái đó, được điều khiển bởi máy tính và ngày càng nhiều máy tính của nó đang đưa ra quyết định cuối cùng, nhắm mục tiêu vào ai và giết ai trên mặt đất”.
Theo Liên Hiệp Quốc, các hệ thống vũ khí tự động ‘định vị, lựa chọn và tấn công các mục tiêu, mà không cần sự giám sát của con người’.
Những hệ thống này còn được gọi là các 'robot sát thủ', chúng có thể dựa vào các dữ liệu như cân nặng, tuổi tác và chủng tộc để xác định và tấn công.
Tiến sĩ Olga Boichak, nhà xã hội học và giảng viên về văn hóa kỹ thuật số tại Đại học Sydney cho biết.
Tiến sĩ Olga Boichak nói “AI đang được sử dụng để giết người dựa trên các dữ liệu của họ, chúng tôi biết rằng AI đang được nhiều quân đội trên thế giới sử dụng, để xác định các đối tượng là mối đe dọa tiềm tàng, được gọi là cái chết bởi siêu dữ liệu".
"Đó là bởi vì dữ liệu của ai đó giống với dữ liệu của một kẻ khủng bố đã biết".
Một phúc trình của Liên Hiệp Quốc cho thấy, cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tự động đầu tiên xảy ra vào năm 2020, trong đó máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, được sử dụng trong cuộc xung đột quân sự ở Libya.
Kể từ đó, loại vũ khí này đã đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc xung đột khác, bao gồm cả cuộc chiến ở Ukraine.
Theo nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế Úc châu, thì Nga, Trung Quốc, Israel, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Anh quốc và cả Úc, là những quốc gia dẫn đầu sự phát triển của AI trong các ứng dụng quân sự.
Giáo sư Walsh cho biết thêm “Israel là một quốc gia có khả năng phát triển vũ khí đáng kể và chính biên giới Gaza là một trong những biên giới được giám sát chặt chẽ nhất, với rất nhiều hoạt động giám sát được thực hiện với các hệ thống hỗ trợ AI tự động”.
Việc trao các quyết định sinh tử này cho máy móc, đặt ra một vấn đề nan giải về đạo đức, vốn là những diễn biến khiến các chuyên gia kêu gọi quy định về vũ khí tự động gây chết người nầy, theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về một số vũ khí thông thường và cấm đoán theo Công ước Geneva, giống như cách thức đối với vũ khí hóa học và sinh học năm 1925.
Bà Daniela Gavshon, giám đốc của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tại Úc cho biết.
"Đó là thứ vũ khí hoạt động mà không có bất kỳ sự kiểm soát có ý nghĩa nào của con người, không có bất kỳ sự phán đoán và lòng trắc ẩn nào của con người, vốn là những phần không thể thiếu trong việc phân tích những gì là mục tiêu hợp pháp".
"Sau đó có quết định nên tiến lên hay rút lui, vào những thời điểm khác nhau".
Trong khi đó các chuyên gia như Giáo sư Walsh, lo ngại thực tế của vũ khí tự động AI chưa được nhận thức đầy đủ và đang thúc giục hành động, trước khi quá muộn.
Giáo sư Toby Walsh nói "Một ví dụ có lẽ khiến tôi sợ hãi nhất, là một tàu ngầm gọi là Poseidon hoạt động độc lập dưới nước của Nga, nó được, có kích thước bằng một xe buýt và chạy bằng năng lượng hạt nhân, nên nó có thể di chuyển khoảng cách gần như không giới hạn ở tốc độ rất cao và người ta tin rằng, nó sẽ mang theo một quả bom hạt nhân bẩn".
"Nó có thể lái vào cảng Sydney và tự động theo một thuật toán quyết định, để bắt đầu một cuộc chiến tranh hạt nhân".