"Nó giống việc có thêm một y tá mà không cần phải lo lắng người đó sẽ bị nhiễm bệnh", bác sĩ Francesco Dentali, Giám đốc chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Circolo ở Varese, cho biết.

Robot chăm sóc bệnh nhân tại Italy. Ảnh: Reuters.

Robot chăm sóc bệnh nhân tại Italy. Ảnh: Reuters.

Những robot như Tommy có kích thước như một đứa trẻ với đôi mắt nhấp nháy. Chúng được đưa vào các phòng để theo dõi bệnh nhân, nhờ đó các bác sĩ có thể chăm sóc những người khác đang trọng tình trạng nghiêm trọng hơn.

 

Robot y tế có thể theo dõi các thông số trên các thiết bị y tế trong phòng và chuyển tiếp cho nhân viên bệnh viện. "Mặt" của robot có thể thao tác cảm ứng, giúp bệnh nhân ghi lại lời nhắn rồi gửi cho bác sĩ.

 

Quan trọng hơn cả, Tommy và đồng nghiệp" hi-tech giúp bệnh viện giới hạn việc tiếp xúc trực tiếp giữa các bác sĩ và y tá, giảm nguy cơ lây nhiễm. Theo ước tính, đã có khoảng 4.000 người làm việc trong lĩnh vực y tế tại Italy nhiễm nCoV khi điều trị cho các bệnh nhân và có 66 bác sĩ qua đời.

 

Italy là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất về số người chết. Số người qua đời vì nCoV tại nước này đã đạt tới 13.000, chiếm tới một phần ba toàn số ca tử vong toàn cầu.

"Khi sử dụng các tính năng của tôi, đội ngũ y tế có thể giao tiếp với bệnh nhân mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp", Tommy - robot được đặt tên theo giống con trai của một trong các bác sĩ tại bệnh viện - nói với phóng viên Reuters hôm 1/4.

 

Bác sĩ Dentali khi mới ứng dụng robot y tá vào bệnh viện, các bệnh nhân phản ứng không mấy tích cực. Nhưng sau một thời gian giải thích về mục đích và chức năng của robot, những người bệnh mới dần hiểu được chúng chỉ làm những thứ bác sĩ yêu cầu. Thậm chí, họ còn cảm thấy vui vẻ hơn khi được trò chuyện với bác sĩ thông qua các "phụ tá"  đặc biệt này.

 

Không chỉ giúp theo dõi tình trạng sức khoẻ và kết nối giữa bác sĩ với bệnh nhân, các robot còn giúp bệnh viện tiết kiệm được một số lượng lớn khẩu trang y tế cũng như số lượng nhân công. "Những thứ ấy vào lúc này là nguồn tài nguyên khan hiếm", bác sĩ Bonelli nói.

 

Sự thiếu hụt về khẩu trang y tế là một trong những vấn đề lớn nhất mà hệ thống y tế của Italy đang phải đối mặt từ khi nCoV bùng phát tại quốc gia này vào cuối tháng 2. Uỷ ban Quốc gia về Tình trạng khẩn cấp của nước này cho biết Italy sẽ phải mất hai tháng để có thể tự cung cấp khẩu trang.

 

Đội ngũ y tá của Tommy còn có một lơi thế nữa so với người thường. Đó là chúng không bao giờ bị kiệt sức. Chỉ cần được nạp điện đầy đủ, những con robot này sẽ lập tức có thể quay trở lại công việc.

Đức Trí (theo Reuters)