Công nghệ tiếp tục vượt quá những suy đoán ngông cuồng nhất của chúng ta.

Ngày 7 tháng 12, 2022.

 

 

Ảnh: Peter Jacobsen- Screenshot of OpenAI Playground (Ảnh của Peter Jacobsen - Ảnh chụp lại màn hình chương trình OpenAI Playground)

Peter Jacobsen

 

 

Tôi viết bài báo này bằng chương trình OpenAI Playground. OpenAI Playground là một công cụ cho phép người dùng nó tạo ra văn bản bằng AI (trí thông minh nhân tạo). Phần duy nhất trong bài báo này do con người trực tiếp viết là nhan đề và những thay đổi do chủ biên yêu cầu.

 

AI là một loại công nghệ điện toán có khả năng thực hiện các công việc thường đòi hỏi trí thông minh của con người, chẳng hạn như nhận thức trực quan, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, và ra quyết định.

 

Mặc dù AI vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, nhưng nó đã được sử dụng trong một số ứng dụng, chẳng hạn như công cụ tìm kiếm, người máy và xe hơi tự lái. AI đang tỏ ra là một công cụ mạnh mẽ có thể giúp chúng ta giải quyết các vấn đề phức tạp, và tiềm năng của nó chỉ mới bắt đầu được khám phá.

 

Sự tiến bộ của công nghệ trong thế kỷ 21 đã thay đổi mạnh mẽ cách chúng ta sống. Từ những tiến bộ trong chăm sóc sức khỏe, thông tin liên lạc, giao thông vận tải, và giải trí, công nghệ đã làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng và thú vị hơn.

 

Các thể chế kinh tế đã tạo điều kiện cho sự phát triển của công nghệ. Bài viết này sẽ xem xét các thể chế kinh tế đã cho phép công nghệ đạt đến mức độ tiến bộ như hiện nay, thảo luận về tầm quan trọng của chúng, và khám phá những sự liên can trong tương lai của các thể chế này đối với đổi mới công nghệ.

 

3 chữ P(3 Ps) của các thể chế kinh tế.

 

“Các thể chế kinh tế” đề cập đến tập hợp các luật lệ và quy định chi phối cách thức nguồn lực được phân bổ và cách thức các biện pháp khuyến khích được cung cấp cho các cá nhân và doanh nghiệp. Ba chữ P của các thể chế kinh tế là quyền sở hữu (Property rights), giá cả (Prices), và lợi nhuận (Profit). Ba chữ P này tạo thành nền tảng của các thể chế kinh tế, giúp xác định cách thức sử dụng các nguồn lực và cách thức cung cấp các biện pháp khuyến khích.

 

Quyền sở hữu (Property rights) đề cập đến quyền sở hữu đất đai, sở hữu lao động và sở hữu tài sản vốn, và quyền của các cá nhân trong việc sử dụng và định đoạt chúng. Quyền này bảo đảm tài sản tư nhân giúp thúc đẩy sự cách tân bằng cách khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới.

 

Quyền này gia cố cho tài sản tư nhân được bảo đảm dưới chủ nghĩa tư bản cho phép các nhà cách tân và các doanh nhân đầu tư nguồn lực của họ vào việc phát triển công nghệ AI mà không sợ bị lấy đi ý tưởng, công nghệ, hoặc khoản đầu tư mà không được đền bù. Điều này mang lại động lực mạnh mẽ cho sự đổi mới, vì các nhà đổi mới biết rằng các khoản đầu tư của họ sẽ được bảo vệ và họ có thể gặt hái thành quả từ công việc của mình.

 

Ngoài ra, quyền sở hữu tư nhân cũng cho phép các nhà cách tân giữ bí mật ý tưởng và phát minh của họ, nghĩa là họ có thể gặt hái những lợi ích từ ý tưởng của mình mà không sợ bị đối thủ cạnh tranh đánh cắp hoặc sao chép ý tưởng. Điều này khuyến khích cải cách, vì các nhà cách tân sẽ muốn đầu tư nguồn lực của họ vào việc phát triển công nghệ AI mới và sáng tạo hơn, biết rằng ý tưởng của họ sẽ được bảo mật và họ sẽ được hưởng lợi từ công việc chăn chỉ của mình.

 

Giá cả (Prices) nảy sinh từ quyền sở hữu (property rights) vì chúng cho phép các cá nhân hoặc tổ chức giá trị trao đổi cho một sản phẩm hoặc một  dịch vụ cụ thể mà họ sở hữu và quyết định ai có quyền sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Khi mọi người hoặc tổ chức có quyền sở hữu và sử dụng một hàng hóa hoặc một dịch vụ cụ thể, họ có thể định cái giá cho hàng hóa hoặc dịch vụ đó.

 

Giá cả phối trí các kế hoạch của hãng sản xuất và người tiêu dùng bằng cách truyền tải tin tức về tình trạng nhu cầu cao hơn nguồn cung cấp (cầu cao hơn cung) trong toàn bộ nền kinh tế. Bằng cách báo hiệu chi phí và lợi ích của hàng hóa và dịch vụ cụ thể, giá cả khuyến khích người sản xuất và người tiêu dùng đưa ra quyết định về sản xuất và tiêu dùng. Ví dụ, giá cả tăng lên đối với các dịch vụ có liên quan đến AI có thể báo hiệu cho các hãng sản xuất rằng đang có một nhu cầu cao về AI, khiến những hãng sản xuất này tăng cường sản xuất các dịch vụ liên quan đến AI. Việc gia tăng sản xuất này có thể dẫn đến hiệu quả cao hơn, tiết kiệm kinh phí, và cải thiện chất lượng của các dịch vụ liên quan đến AI, điều này cho phép mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

 

Lãi và lỗ được xác định bằng chênh lệch giữa chi phí đầu vào, chẳng hạn như tư liệu sản xuất, và giá bán của thành phẩm. Không có quyền lựa chọn giá cả của vật tư đầu vào, các doanh nhân không thể tính toán lãi lỗ tiềm năng của họ đối với một dự án nhất định.

 

Biết được chi phí sản xuất và giá bán tiềm năng của thành phẩm là điều cần thiết để tính toán chính xác lợi nhuận hoặc thua lỗ tiềm năng có thể được tạo ra từ một dự án. Biết được thông tin này cho phép các doanh nhân đưa ra quyết định sáng suốt về việc có nên thực hiện một dự án cụ thể hay không, hoặc phải tính ra cách điều chỉnh chi phí đầu vào của họ để tối đa hóa lợi nhuận của họ.

 

Tính toán lãi/lỗ giúp định hướng các nguồn lực theo giá trị mang đến cho người tiêu dùng. Khi các doanh nghiệp bán những loại hàng hóa và dịch vụ đang có nhu cầu cao, họ có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn, sau đó có thể sử dụng lợi nhuận này để mở rộng và cải thiện dịch vụ của mình. Điều này làm tăng giá trị của hàng hóa và dịch vụ mà họ cung cấp, khiến hàng hóa và dịch vụ trở nên hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng. Chu kỳ nhu cầu tăng, lợi nhuận tăng, và giá trị tăng lên cho người tiêu dùng này giúp bảo đảm rằng các nguồn lực được hướng tới các mục đích có giá trị cho người tiêu dùng.

 

Tính toán lãi/lỗ giúp cắt giảm việc sử dụng lãng phí các nguồn lực đầu vào bằng cách cung cấp biện pháp đo lường rõ ràng và cụ thể về mức độ hiệu quả của các nguồn lực đang được sử dụng. Bằng cách kiểm tra chi phí của nguồn lực đầu vào so với doanh thu được tạo ra từ việc sử dụng chúng, doanh nghiệp có thể xác định các lĩnh vực mà họ có thể chi tiêu quá mức hoặc sử dụng không đúng mức. Thông tin này có thể giúp họ đưa ra quyết định sáng suốt hơn về cách phân bổ nguồn lực trong tương lai và thực hiện các điều chỉnh để giảm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.

 

Tương lai của AI

Có lo ngại rằng AI sẽ thay thế việc làm. Điều này là do AI có khả năng tự động hóa một số tác vụ trước đây cần đến sức lao động của con người, chẳng hạn như nhập dữ liệu, dịch vụ chăm sóc khách hàng, và thậm chí một số loại công việc thủ công.

 

Điều này có thể dẫn đến giảm cơ hội việc làm cho mọi người và khiến họ khó tìm được việc làm. Ngoài ra, AI có khả năng học hỏi và thích ứng, điều đó có nghĩa là cuối cùng AI có thể thực hiện nhiều công việc mà con người hiện đang làm, dẫn đến tình trạng nhu cầu đối với lao động bằng con người bị giảm xuống.

 

Bất chấp những lo ngại này, có hai lý do để lạc quan.

 

1) Nỗi sợ chống công nghệ liên quan đến việc mất việc làm đã bị đặt nhầm chỗ vì công nghệ trong thực tế có thể tạo ra nhiều việc làm hơn và tăng năng suất. Ví dụ, khi máy in được phát minh, nó tạo ra nhu cầu cần thêm nhiều văn sĩ, thợ đóng sách, biên tập viên, v.v. Tự động hóa cũng đã tạo ra nhiều việc làm mới trong các lĩnh vực như kỹ nghệ người máy, phát triển phần mềm, và kỹ nghệ tự động hóa. Ngay cả trong lĩnh vực bán lẻ, máy tính tiền tự động đã cho phép tạo ra việc làm trong các lĩnh vực như dịch vụ chăm sóc khách hàng và tư vấn sản phẩm. Cuối cùng, công nghệ có thể tăng năng suất và tạo ra nhiều việc làm hơn là loại bỏ chúng.

 

2) AI sẽ tăng tỷ lệ hoàn vốn, điều này sẽ làm tăng thu nhập của tất cả những người có bất kỳ loại cổ phiếu nào, kể cả cổ phiếu 401k. AI sẽ giúp các công ty trở nên hiệu quả hơn, dẫn đến tăng lợi nhuận và giá cổ phiếu cao hơn. Khi giá trị của cổ phiếu tăng lên, giá trị của các trương mục 401k cũng vậy. Điều này sẽ dẫn đến tăng thu nhập cho tất cả những người có bất kỳ cổ phiếu nào, kể cả 401k.

 

Làm sao mà bài báo này không phải do tôi viết.

Bài báo này được viết bằng cách đưa ra nhiều câu gợi ý khác nhau cho chương trình  OpenAI và sau đó ghép các đoạn văn lại với nhau để khiến bài viết có ý nghĩa. Ví dụ: tôi đã đưa cho chương trình OpenAI câu gợi ý "Giải thích cách quyền bảo đảm tài sản tư nhân thúc đẩy cách tân" để tạo ra nhiều đoạn văn trong bài báo này.

 

Nếu bạn muốn tự mình xài thử chương trình này, bạn có thể tạo một trương mục trên trang https://beta.openai.com/playground

 

Sau đó, bạn có thể đưa ra các lời gợi ý cho chương trình OpenAI để tạo các đoạn văn. Một số điều bạn có thể thử trong chương trình OpenAI là viết bài tóm tắt một bài báo, tạo một câu chuyện, hoặc hoàn thành một câu văn. Bạn cũng có thể sử dụng OpenAI để tạo lời bài hát hoặc viết ra các văn bản sáng tạo.

 

Vẻ đẹp của thị trường tự do là nó cho phép những cách tân ví dụ như trí thông minh nhân tạo (AI) xuất hiện. AI là một công cụ có thể được sử dụng để tạo ra giải pháp cho một số vấn đề cấp bách nhất của thế giới. AI có thể giúp tự động hóa các tác vụ thông thường, cải thiện quy trình và tối ưu hóa việc ra quyết định. Điều này có thể giải phóng tài nguyên và thời gian cho mọi người, cho phép họ tập trung vào các nhiệm vụ có ý nghĩa hơn.

 

AI cũng có thể được sử dụng để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao sự hưng thịnh của con người. AI đang được sử dụng để phát triển các phương pháp điều trị bệnh tật, tạo ra các công cụ giáo dục mới, và cung cấp quyền sử dụng được các nguồn tài nguyên ở các nước đang phát triển.

 

Tiềm năng của AI để cải thiện cuộc sống con người là rất lớn và việc sử dụng AI trong thị trường tự do có thể giúp chúng ta đạt được những tầm cao mới của sự thành công và thịnh vượng.

 

Ghi chú của tác giả: Tất cả những chữ được viết thêm trực tiếp bằng con người trong bài viết này đều được in nghiêng. Bất cứ chữ nào  không được in nghiêng đều không phải do con người viết ra (ngay cả phần cuối cùng có tiêu đề làm sao mà bài báo này không phải do tôi viết). Tất cả những chữ không in nghiêng là do AI viết. Một vài từ trong bài viết này do AI tạo ra đã bị xóa. Những câu gợi ý cho AI liên quan đến các mức độ cụ thể khác nhau để đạt được kết quả mong muốn.

(fee.org)