(Hình ảnh minh diễn, nguồn: https://thenextweb.com/)

 

Một công ty khởi nghiệp của Phần Lan đang chạy đua để lập bản đồ sự lây lan của 'đại dịch thầm lặng' giết chết hàng triệu người mỗi năm. ​

 


Kháng thuốc kháng sinh (AMR) trực tiếp gây ra hơn 1 triệu ca tử vong vào năm 2019 và số người chết vẫn tiếp tục tăng. Nó xảy ra khi vi khuẩn trở nên kháng thuốc kháng sinh, khiến các bệnh nhiễm trùng trở nên khó điều trị hơn hoặc trong một số trường hợp là không thể điều trị được.


Tại Phần Lan, nhà khoa học Windi Muziasari đã biến sứ mệnh của mình thành việc giải quyết "đại dịch thầm lặng" này.


Năm 2018, sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ tại Đại học Helsinki, Muziasari đã thành lập Resistomap - một công cụ giúp các bác sĩ và nhà nghiên cứu theo dõi sự phân bố kháng thuốc kháng sinh trên toàn cầu trong môi trường. Kể từ đó, công ty khởi nghiệp này đã thu thập một cơ sở dữ liệu gồm hơn 10.000 mẫu môi trường trên 45 quốc gia trên toàn thế giới, một trong những cơ sở dữ liệu lớn nhất loại hình này.

 


Về cơ bản, các khoa học gia tại Resistomap thu thập mẫu từ các địa điểm như nhà máy xử lý nước, bệnh viện và các trang trại để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn có chứa gen kháng thuốc kháng sinh. Nhiều trong số các cơ sở này có sự hiện diện cao của vi khuẩn kháng thuốc nhưng không thường xuyên xét nghiệm hoặc chỉ xét nghiệm một số loại nhất định.

 


Ví dụ, đối với các bệnh viện, Resistomap thực hiện giám sát kháng thuốc liên tục và đề xuất các biện pháp phòng ngừa để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc. Họ thực hiện việc này bằng cách lắp đặt một máy lấy mẫu nước thải tự động trong hệ thống thoát nước của cơ sở y tế, thu thập mẫu để xét nghiệm tại phòng thí nghiệm của công ty ở Helsinki.

 


Các mẫu sau đó được phân tích bằng hệ thống qPCR thông lượng cao (công nghệ được sử dụng để đo DNA) để phát hiện và định lượng gen kháng thuốc kháng sinh. Kết quả sau đó được hiển thị trên bảng điều khiển tương tác giúp các cơ quan chức năng xác định các khu vực có thể can thiệp. Nhưng đó chỉ là mới bắt đầu.

 


Công ty khởi nghiệp này vừa thông báo hôm nay đã huy động được 2 triệu Euro trong vòng gọi vốn. Công ty sẽ sử dụng số tiền này để phát triển thành một nền tảng thông tin sinh học. Nền tảng này sẽ tích hợp các hệ thống cảnh báo sớm, kết quả di truyền chuyên sâu, mô hình dự đoán tiên tiến và các khuyến nghị được cá nhân hóa để giảm sự lây lan của AMR.

 


Trong tương lai, Resistomap có kế hoạch mở rộng sang các bệnh khác. Muziasari nói: “Tầm nhìn của chúng tôi vượt ra ngoài AMR để xây dựng một nền tảng an toàn sinh học toàn diện giải quyết nhiều loại mầm bệnh gây bệnh, bao gồm cả những loại đã được xác định và những loại vẫn chưa được phát hiện.”

(Tinhte.vn, Theo: The Next Web )