Hình ảnh một con ong nghệ đang đậu trên một bông hoa cúc. Ảnh: Getty / pskeltonphoto

 

Một nghiên cứu mới được các khoa học gia từ Đại học Hoàng gia Luân Đôn và Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên công bố. Họ đã chụp ảnh hàng ngàn con ong vò vẽ, để nghiên cứu sự tiến hóa về hình dạng của chúng trong thế kỷ 20.

 

Đó là sáng tác của nhạc sư Rimsky Korsakov có tên là 'Chuyến bay của ong vò vẽ' rất nổi tiếng, là một trong những tác phẩm khó nhất trong các tiết mục cổ điển, trong đó phản ánh hoàn hảo hoạt động của loài ong.

 

Được biết các con ong rất cần thiết cho hệ sinh thái của chúng ta, vì chúng thực hiện vai trò thụ phấn.

 

Theo Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc (FAO), một phần ba sản lượng lương thực trên thế giới phụ thuộc vào ong, thế nhưng dân số của các đàn ong đã giảm trong hơn một thập niên.

 

Được biết các khoa học gia đổ lỗi cho một loạt các yếu tố, bao gồm thuốc diệt côn trùng có tên là neonicotinoids, ký sinh trùng, bệnh tật, biến đổi khí hậu và thiếu nguồn cung cấp thực phẩm đa dạng.

 

Tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Luân Đôn, một bộ sưu tập gồm hàng ngàn con ong vò vẽ, được các chuyên gia nghiên cứu sử dụng để nghiên cứu mức độ căng thẳng của côn trùng theo thời gian và liệu chúng có bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu hay không.

 

Bà Aoife Cantwell Jones, là một Tiến sĩ nghiên cứu tại Đại học Imperial College London và là đồng tác giả đầu tiên của cuộc nghiên cứu.

Bà Aoife Cantwell Jones nói “Nói chung có vẻ như vào những năm nóng và ẩm ướt hơn một chút, chúng tôi nhận thấy rằng các cánh trên cùng một con ong khác nhau hơn".

"Vì vậy, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy, những con ong có thể đã bị căng thẳng hơn một chút, trong những năm đó nóng và ẩm ướt hơn”.

 

Bà cho biết trong khi biến đổi khí hậu không phải là yếu tố duy nhất, nó có thể là một lý do quan trọng dẫn đến những thay đổi sinh lý ở loài ong.

Bà nói "Chúng tôi phải cẩn thận, để không suy nghĩ quá nhiều vì tất nhiên có thể có những yếu tố khác, góp phần về hình dạng khác biệt này".

"Thế nhưng với sự thay đổi khí hậu và chúng tôi dự đoán thời tiết sẽ nóng hơn nhiều, tôi nghĩ chúng ta có thể khá lo lắng, về tình hình hoạt động của loài ong trong tương lai”.

 

Trong khi đó Tiến sĩ Gavin Broad, là người phụ trách chính phụ trách 27 triệu con côn trùng đã chết, tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, trong đó có việc thu thập các con ong.

 

Ông nói rằng những con ong nghệ vò vẽ chết, là bộ sưu tập hoàn hảo cho một nghiên cứu dài hạn như thế này.

Ông Gavin Broad nói “Chúng có một bộ vỏ bên ngoài, vì vậy bạn có thể đính chặt một con ong vào một chỗ và nếu không có gì thay đổi nhiều, nó sẽ ở trạng thái như cũ trong hàng trăm năm".

"Đôi khi bạn có thể muốn sắp xếp mẫu vật để đôi cánh được dang rộng ra một cách độc đáo, điều này đã giúp ích rất nhiều cho nghiên cứu cụ thể".

"Nhưng phần lớn thời gian, chúng chỉ được ghim lại và đưa vào bộ sưu tập, như vậy là xong”.

 

Trong khi đó Tiến sĩ Richard Gill là giảng viên cao cấp của Đại học Imperial, lần đầu tiên thực hiện cuộc nghiên cứu thứ hai, qua việc phân tích DNA của hơn 100 con ong vò vẽ, khi sử dụng các kỹ thuật mới nhất lần đầu tiên.

Tiến sĩ Richard Gill nói “Vì vậy, trước đây chúng tôi có thể trích xuất một số gen DNA từ những con ong đó, thế nhưng những phương pháp đó chỉ trích xuất những đoạn rất, rất nhỏ và chỉ một phần của bộ gen".

"Với những kỹ thuật mới này mà về căn bản, chúng tôi đang xem xét việc trích xuất ít nhất 40 đến 50% bộ gen đó".

"Việc nầy cung cấp một bức tranh lớn hơn, vì có rất nhiều thứ chúng ta gọi là dấu hiệu trên bộ gen, mà chúng ta có thể sử dụng để hiểu liệu sự đa dạng, liệu chúng có bị thay đổi hay không”.

 

Tiến sĩ Broad cho biết, các kỹ thuật này mang lại cho họ cái nhìn độc đáo, về thời gian mà loài ong vò vẽ đã thay đổi như thế nào trong nhiều thập niên.

Ông nói “Về căn bản, đây là một loại cỗ máy thời gian không thể thay thế được".

"Những mẫu vật này được thu thập vào một thời điểm nhất định và không bao giờ có hồ sơ về loài ong khoảng 50 năm trước, 60 năm trước".

"Những dữ liệu này có trong bộ sưu tập bảo tàng và khá nhiều, mà những nơi khác không có được”.

 

Được biết côn trùng thụ phấn có thể không có vẻ đẹp rực rỡ bắt mắt, thế nhưng chúng cực kỳ quan trọng.

 

Ong và các loài côn trùng thụ phấn khác, có giá trị kinh tế toàn cầu khoảng 215 tỷ Úc kim.

 

Các khoa học gia cho biết, sự biến mất của ong hoặc thậm chí giảm đáng kể dân số của chúng, sẽ khiến nhiều loại thực phẩm thông thường trở nên khan hiếm.

 

Nhân loại sẽ tồn tại, nhưng bữa tối của chúng ta sẽ kém thú vị hơn rất nhiều.