Một nghiên cứu về hộp sọ chó hoang dingo đã tiết lộ mối liên hệ giữa bã thuốc bằng thuốc diệt chuột 1080 và kích thước vật lý của quần thể động vật ở một số khu vực. (Cung cấp: Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác Động vật Xâm lấn).

 

 

 

Cuộc tranh luận về thuốc diệt chuột  1080 đã trở nên căng thẳng khi hai nghiên cứu công bố cho thấy mức quan trọng của chất độc trong cuộc chiến cứu các loài bản địa - và cách thuốc diệt chuột 1080 làm cho chó hoang dingo to lớn hơn.

 

Nghiên cứu của trường đại học đã chỉ ra rằng chó hoang dingo lớn hơn tới 9% ở những khu vực thường xuyên đặt thuốc độc 1080 bắt mồi trong vài thập kỷ qua.

Phát hiện này được công bố trên Tạp chí Sinh học (Biological Journal) của Hiệp hội Linnean - Linnean Society, đã so sánh kích thước của những chó hoang dingo ở Kalgoorlie, Pilbara và đồng cỏ Nam Úc, là những nơi bả thuốc độc 1080 được sử dụng, với những con chó hoang từ khu vực khác trải dài từ Lãnh thổ phía Bắc (Northern Territory) đến tiểu bang Nam Úc, nơi thuốc độc 1080 chưa từng được sử dụng.

 

Các nhà khoa học ở  trường Đại học NSW và trường Đại Học Sydney đã đo hộp sọ của gần 600 mẫu vật chó hoang dingo trong 80 năm qua và thấy chúng đã lớn hơn từ 6 đến 9%.

 

Michael Letnic, tác giả chính của bài báo, và là giáo sư về sinh học bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái tại Đại Học Khoa Học NSW - UNSW Science,  cho biết: “Hộp sọ từ các khu vực có đặt bả mồi đã tăng khoảng 4 mm kể từ khi mồi thuốc độc được đưa vào sử dụng.”

 

Theo nhóm nghiên cứu, hộp sọ lớn hơn cho thấy khối lượng cơ thể lớn hơn, nhóm nghiên cứu cũng quan sát thấy rằng con cái tăng trưởng lớn hơn con đực.

 

Có một số giả thuyết về lý do tại sao có mối liên hệ giữa thuốc diệt chuột 1080 và kích thước của quần thể chó hoang dingo.

 

Đồng tác giả, giáo sư Matthew Crowther, cho biết sau khi nhiều con chó hoang bị đánh thuốc độc, những con chó hoang dingo còn lại ít phải tranh giành thức ăn với nhau, và chúng có thể phát triển to lớn hơn.

Ông nói: “Những con chó hoang dingo nhỏ hơn chỉ cần ăn trúng một ít chất độc là có thể chết, vì vậy nhiều khả năng bị giết bả thuốc, và những con chó hoang dingo lớn hơn sẽ sống sót và sinh sản”.

 

Thuốc diệt trừ sâu đã được phát hiện có tác động đến một số loài nhỏ hơn như gián, chúng đang có khả năng kháng thuốc diệt côn trùng.

 

Nhưng nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu đầu tiên cho thấy động vật có xương sống, như chó hoang dingo, cũng có thay đổi do cách thuốc trừ sâu được sử dụng.

 

 

Cấm đoán sẽ là 'một trở ngại lớn'

Tổ chức phi chính phủ bảo vệ môi sinh- Hội đồng Invasive Species Council,  đã bảo vệ việc sử dụng thuốc độc 1080 bất chấp lo ngại về những tai ương mà nó gây ra, nói rằng nó đang bảo vệ các loài bản địa khỏi loại cáo và mèo.

 

Báo cáo về chấ này, với tên  1080: A Weighty Ethical Issue (Thuốc độc 1080: Vấn đề Đạo Đức Nghiêm Trọng) , cho thấy chất độc đã giúp diệt trừ những con cáo trong Vườn quốc gia Ikara-Flinders Ranges National Park của tiểu bang Nam Úc, điều này đã cho phép các loài mèo túi (quoll) à thú có túi đuôi cọ (brushtail possum) ở phía tây được sinh sống trở lại một cáchthành công vào năm 2014.

 

Chất độc này cũng rất quan trọng trong việc tiêu diệt dê hoang khỏi tiểu bang Nam Úc, điều này cho phép tiểu bang khôi phục lại loài kan-gu-ru núi (rock wallaby) bị đe dọa.

 

Giám đốc điều hành của hội đồng này, Andrew Cox, cho biết nếu chất độc 1080 bị cấm, đây sẽ là "một trở ngại lớn đối với các chương trình bảo tồn và có thể đẩy nhiều loài bị đe dọa vào tình trạng tuyệt chủng".

 

Nhưng ông thừa nhận rằng chất độc 1080 thực sự gây ra sự đau đớn cho động vật.

 

Ông Cox nói: “Báo cáo cho thấy nhiều khả năng những con vật bị nhiễm độc 1080 phải chịu đựng đau đớn trước khi chết.

"Nhưng lệnh cấm 1080 nếu không có biện pháp thay thế hiệu quả sẽ khiến động vật ở Úc phải chịu nhiều đau khổ hơn và khiến các loài bản địa suy giảm."

 

Hội đồng đang kêu gọi phát triển các cách nhân đạo hơn và hiệu quả hơn để kiểm soát động vật có hại.

 

Trong khi các loài bản địa dường như có khả năng chịu đựng cao hơn đối với chất độc 1080, thì chó nhà và chó trang trại đã bị cuốn vào các chương trình đặt bả thuốc độc.

 

 

Jennifer Pirret đã kiện Chính Quyền Tây Úc và giành chiến thắng sau hai con chó chăn cừu, một con chó rottweiler, một con chó  border collie  và năm con dê bị chết vì thuốc độc 1080.

 

Bộ Đa dạng Sinh học, Bảo tồn và Danh Lam Thắng Cảnh (DBCA- The Department of Biodiversity, Conservation and Attractions) không còn thực hiện việc đặt bả mồi trong vùng đất hoang của tiểu bang tiếp giáp với mảng đất ở vùng ngoại ô Hopeland của cô ấy nữa.