Núi băng trôi gần Ilulissat, Greenland. Biến đổi khí hậu đang gây ra tác động ở Greenland khi sông băng và chỏm băng đang tan dần. Nguồn: Getty Images

 

 

Phúc trình mới toàn diện về các nguy cơ của việc nóng lên toàn cầu chưa được kiểm soát đã được Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu công bố. Úc phải đối mặt với một số mối đe dọa, bao gồm sự phá hủy các rạn san hô và nhiều người chết hơn do sóng nhiệt ngày càng trở nên nghiêm trọng.

 

Những hành động khẩn cấp vẫn có thể ngăn chặn nhiều tác động thảm khốc do biến đổi khí hậu gây ra, nhưng một số hậu quả giờ đây đã trở thành không thể tránh khỏi, một phúc trình lớn mới cảnh báo.

 

Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu cho thấy cộng đồng khoa học thế giới đang thống nhất chặt chẽ về mối đe dọa khí hậu.

 

Giáo sư Đại học Quốc gia Úc Mark Howden là phó chủ tịch nhóm công tác của IPCC, bao gồm khoảng 270 chuyên gia đến từ 67 quốc gia.

"Biến đổi khí hậu đang xảy ra ngay bây giờ, nó không phải là chuyện trong tương lai. Nó đang xảy ra ở mọi lục địa trên toàn thế giới và mọi lĩnh vực trên toàn cầu. Hầu hết mọi thứ mà chúng ta dựa vào trong cuộc sống hiện đại đều bị biến đổi khí hậu ảnh hưởng theo cách này hay cách khác và những tác động đó đã được hiển thị."

 

Báo cáo chỉ ra một số mối đe dọa khí hậu mà Úc hiện đang phải đối mặt, bao gồm gián đoạn và suy giảm sản xuất nông nghiệp, nhiều người chết hơn do sóng nhiệt và sự phá hủy các rạn san hô.

 

Nhà nghiên cứu của đại học quốc gia Úc ANU, Tiến sĩ Ruth Morgan, một trong những đồng tác giả của báo cáo, cho biết người Úc thổ dân sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt.

 

"Điều kiện khí hậu thay đổi dự kiến sẽ làm trầm trọng thêm nhiều bất bình đẳng về xã hội, kinh tế và sức khỏe mà những người Thổ dân và Cư dân eo biển Torres phải đối mặt.”

 

“Người thổ dân cần đóng vai trò trung tâm trong việc đưa ra quyết định dựa trên kiến thức bản địa của họ để phát triển các phản ứng thích ứng phù hợp về mặt văn hóa với biến đổi khí hậu."

 

Báo cáo cuối cùng của IPCC vào tháng 8 năm ngoái cho thấy hiện tượng ấm lên toàn cầu có thể đạt 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp vào năm 2030, sớm hơn một thập niên so với dự kiến.

 

Phúc trình tương tự cũng quan sát thấy rằng những thay đổi trong khí hậu Trái đất đã được quan sát ở mọi khu vực trên thế giới và các hoạt động của con người rõ ràng khiến hành tinh ấm lên.

 

IPCC một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết phải hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 1,5 độ C.

 

Dựa trên các mục tiêu ngắn hạn đã được thống nhất tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu Cop26 ở Glasgow gần đây, mức tăng nhiệt độ toàn cầu được dự báo sẽ vượt quá 2,4 độ vào năm 2100.

 

Tác giả chính Kathryn Bowen cho biết việc giảm đáng kể lượng khí thải có thể hạn chế tác động của con người do biến đổi khí hậu gây ra, nhưng chúng ta cần phải hành động nhanh chóng.

 

"Chúng tôi cũng đang chứng kiến những gì chúng tôi gọi là tác động theo tầng và tác động kép ở những nơi được quan sát, ví dụ như trong đám cháy vào mùa hè đen tối ở Úc, sau đó là lũ lụt và tiếp theo là các sự kiện thời tiết khắc nghiệt khác."

 

Báo cáo được công bố vào cuối đêm thứ Hai, và dự kiến sẽ thu hút phản ứng mạnh mẽ từ các chính phủ trên toàn cầu.