Chuyên gia tổ chức sự kiện, Sara Mansour. Nguồn: SBS

 

 

Các cuộc thi thơ luôn là cơ hội để mọi người chia sẻ những câu chuyện và cuộc đấu tranh của họ. Nhưng ở Western Sydney, những người luyện chữ trẻ giỏi nhất và sáng giá nhất của Úc, đã tập trung cho ‘Cuộc thi thơ trẻ quốc gia’ đầu tiên, mà các nhà tổ chức hy vọng sẽ trở thành một cuộc thi hàng năm.

 

Trong một rạp hát ở ngoại ô Parramatta, phía tây Sydney một nhóm các nhà thơ trẻ xuất sắc nhất Úc, đang hồi hộp luyện tập những dòng thơ của họ.

 

Trong số đó có Mallak Farhan, 13 tuổi, vừa đến từ Iraq vào tháng 3 năm nay.

 

Giống như nhiều nhà thơ trẻ ở đây, nền tảng của Mallak là điều đã truyền cảm hứng cho cô ấy viết bài thơ, mà cô ấy đang biểu diễn.

Cô nói "Bài thơ của tôi viết về quê hương đó là Iraq, nó nói về việc tôi yêu đất nước và đồng thời cũng ghét Iraq như thế nào".

"Nó nói về những người bác anh hùng của tôi đã chết như thế nào, mẹ tôi cảm thấy thế nào khi mất đi hai người anh trai của mình".

"Ngoài ra, nó nói về hành trình của cuộc đời tôi kể từ khi đến Úc”, Mallak Farhan.

 

Nhìn lại khoảng thời gian kể từ khi đến Úc chỉ 9 tháng trước, Mallak cho biết cô tự hào về những gì mình đã đạt được, chỉ để có mặt tại sự kiện này.

Cô nói  “Tôi rất hạnh phúc, vừa phấn khích lại vừa lo lắng, giống như mọi thứ đồng thời diễn ra, tôi không biết nó trộn lẫn với tôi".

"Tôi rất vui vì tôi là một phần của ‘Cuộc thi thơ trẻ toàn quốc’ đầu tiên".

"Đó không phải là một điều dễ dàng, mà là một điều rất lớn, vì vậy tôi rất tự hào về bản thân mình”.

 

Được biết ‘Cuộc Thi Thơ Trẻ Toàn Quốc’ đầu tiên, là đỉnh cao của một quá trình tuyển chọn nghiêm ngặt.

 

20 nhà thơ trẻ, tuổi từ 11 đến 24 được chọn từ các video gửi đến và họ đến từ khắp nơi trên đất nước để tranh tài.

 

Sự kiện này là một phần mở rộng của ‘Cuộc thi thơ Bankstown’ ban đầu, bắt đầu vào năm 2013.

 

Người đồng sáng lập của nó là bà Sara Mansour.

Bà nói "Chúng tôi hoạt động rất nhiều với những người trẻ tuổi, đặc biệt là từ những người có nguồn lực hạn chế và đa dạng, chúng tôi nhận thấy, có một khoảng trống trên thị trường về mặt cạnh tranh dành riêng cho giới trẻ ở cấp quốc gia".

 

"Vì vậy, chúng tôi nghĩ đến việc lấp đầy khoảng trống đó và do đó chúng tôi có mặt ở đây tối na,y để tôn vinh một số giọng ca trẻ dũng cảm và sáng giá nhất từ khắp nơi trên nước Úc”.

 

Được biết sự kiện nầy tập trung vào những tiếng nói từ nhiều nguồn gốc khác nhau và chính những quan điểm khác nhau đó, có nghĩa là thơ tại sự kiện này bao trùm nhiều chủ đề.

 

Cũng bà Sara Mansour cho biết thêm “Các thí sinh hoàn toàn đa dạng, chủ đề họ đang nói cũng vậy".

"Nào là biến đổi khí hậu, bản sắc, lệ thuộc, đức tin, truyền thống, văn hóa là tất cả những thứ đó”.

 

Khi cuộc thi đang diễn ra, rõ ràng là màn trình diễn thơ đã gây nhiều cảm hứng với đám đông tham dự, họ đã bấm ngón tay tán thành.

 

Một nhà thơ trẻ nói “Tôi là nhà thơ, những vần thơ nằm huyết quản của tôi và lời nói của tôi giống như cơn hồng thủy, vừa ích lợi vừa nguy hiểm, thực sự không có gì xa lạ hơn những kẻ phá hoại chúng ta”.

 

Mộ nhà thơ trẻ khác nói "Tôi chỉ muốn tình yêu của mình trở nên thánh thiện trong mắt Chúa, và tôi sẽ không bao giờ ngừng cầu nguyện rằng mình có thể thay đổi suy nghĩ của người ấy".

 

Người thứ ba nói “Vâng, tôi đánh như một cô gái và nếu bạn đánh mạnh hơn một chút, bạn cũng có thể làm được”.

 

Trong khi đó Bác sĩ giải phẫu thần kinh Pearl Muzariri đến từ Melbourne, để tranh tài tại sự kiện ở Sydney.

 

Cô cũng nói rằng di sản của cô ấy, là thứ đã ảnh hưởng đến việc sáng tác của mình.

 

Cô nói “Tôi đến từ Zimbabwe và sau đó tôi chuyển đến New Zealand, hiện đang sống ở Melbourne".

"Tôi nghĩ rằng những trải nghiệm đa văn hóa mà tôi có đã thực sự định hình khả năng của mình, để có thể nói lên những khó khăn, cùng ý kiến của mình và những gì tôi đã trải qua".

"Đến từ một nền văn hóa châu Phi, nó hơi khắt khe hơn thế giới phương Tây và tôi nghĩ rằng, thơ ca đã thực sự cho phép tôi có tiếng nói đó cùng sân khấu đó, để thực sự nói lên suy nghĩ của mình”.

 

Trong khi đó những giọng nói bản địa cũng được chú ý tại vòng chung kết, chẳng hạn như người đàn ông thuộc bộ tộc Gomeroi-Pasifika, là Daniel Mateo, đến từ miền trung New South Wales.

 

Anh Daniel Mateo nói "Hiện tại, đó là điều tôi làm cho chính mình và tôi đoán là đòi lại tiếng Anh vì tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của dân tộc tôi".

"Vì vậy hãy đòi lại những gì nó vốn có và sử dụng nó như một vũ khí để giáo dục, mang lại tình yêu thương, cũng như ánh sáng cho người khác mà không hiểu".

"Nhưng tôi cũng di chuyển, vì vậy hy vọng tôi có thể kết hợp phong trào và thơ ca với nhau”.

 

Đối với 20 nhà thơ lọt vào vòng chung kết toàn quốc, sự kiện này không chỉ cung cấp một nền tảng để chia sẻ những câu chuyện và quan điểm khác nhau, mà còn mang lại cho họ ý nghĩa gắn kết lẫn nhau.