Các cộng đồng di cư rất dễ bị lừa đảo. Nguồn: Getty

 

 

 

 

AUSTRALIA - Các cộng đồng di dân và sắc tộc dễ bị lừa đảo và mất nhiều tiền hơn, dữ liệu mới tiết lộ số người bị thiệt hại tài chánh vì bị lừa đã tăng vọt. Nhiều người là nạn nhân của những trò lừa đảo nói họ quá xấu hổ không muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình một cách công khai.

 

 

Ba người đàn ông đến từ cộng đồng Tamil tại Sydney đã lên tiếng về những thiệt hại tài chánh mà họ phải gánh chịu do hậu quả của các vụ lừa đảo bất hợp pháp.

 

 

Họ muốn nâng cao nhận thức và giúp những người khác có thể tránh một kết quả tương tự.

 

 

Một người đàn ông tạm gọi là Kumar – đã bị mất 17,000 đô-la cho một vụ lừa đảo đầu tư khiến anh cảm thấy vô cùng hổ thẹn.

 

Chúng tôi đã gởi khiếu nại và hy vọng số tiền sẽ được trả lại cho chúng tôi, bởi vì chính phủ sẽ làm một điều gì đó với bọn chúng, số tiền đó đã được chuyển đến một tài khoản của một công ty và công ty đó đã được đăng ký ABN.’

 

 

Ba người đàn ông này đến từ cộng đồng Tamil tại Sydney.

 

 

Họ đã bị mất tổng cộng hơn 20,000 đô-la cùng với một vụ lừa đảo đầu tư có tên là 'Hope Business'.

 

 

Họ nói họ đã được tiếp cận trên Facebook bởi những kẻ lừa đảo giao tiếp bằng tiếng Tamil.

 

‘Chúng tôi lo lắng vì chúng tôi đã mất số tiền rất khó để kiếm được và nhiều người khác còn mất số tiền lớn hơn, chuyện này khiến chúng tôi rất buồn.’

 

 

Theo ACCC, trò lừa đảo cụ thể này đã ảnh hưởng không nhỏ đến các thành viên thuộc cộng đồng di dân Úc, bao gồm cả những di dân mới đến từ Myanmar và Sri Lanka.

 

 

Trong năm ngoái, thiệt hại tài chánh do lừa đảo đã tăng 87 phần trăm, lên tới 236 triệu đô-la.

 

 

Đã có hơn 240,000 người gởi khiếu nại đến tổ chức Scamwatch trong năm nay.

 

 

Các khoản mất mát cao nhất đã được thông báo là đến từ các vụ lừa đảo đầu tư, ăn cắp tới 121 triệu đô-la.

 

 

Những người tiêu dùng không giỏi tiếng Anh hoặc tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai dễ bị tổn thương hơn với tổng thiệt hại được ghi nhận hơn 36,2 triệu đô la. Tăng tới 92 phần trăm so với năm ngoái.

 

 

Anna Bligh là Giám đốc điều hành của Hiệp hội Ngân hàng Úc.

 

‘Bọn chúng sẽ không phân biệt ai với ai cả, chúng sẽ cố gắng kiếm tiền ở bất cứ chỗ nào có thể, nhưng với những người có thể gặp chút ít bất lợi, chẳng hạn nếu tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ hoặc nếu họ đến từ một quốc gia nơi hệ thống ngân hàng có cấu trúc rất khác với Úc, thì họ có thể dễ dàng bị những kẻ lừa đảo lôi kéo.’

 

 

Tuy những người đàn ông này có thể không lấy lại được số tiền đã mất, nhưng họ muốn cảnh tỉnh những người khác, để không ai bị mắc phải sai lầm tương tự nữa.