Lập mô hình đã kiểm tra chi phí sử dụng gas trong nhà. Nguồn: AAP / Joel Carrett

 

Các nhân viên y tế là thành viên của một nhóm hoạt động về biến đổi khí hậu, đang kêu gọi chuyển đổi nhanh hơn từ năng lượng khí đốt sang năng lượng tái tạo. Được biết với tên gọi là ‘Tương Lai Lành Mạnh’, nhóm mô tả khí đốt là một dạng năng lượng có hại, gây ô nhiễm và đắt tiền, nên được thay thế bằng điện tái tạo càng sớm càng tốt. Nhóm này muốn chính phủ Victoria, đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi của tiểu bang sang năng lượng tái tạo, bằng cách ngăn chặn bất kỳ hợp đồng khí đốt mới nào từ năm 2025.

 

Một nhóm hoạt động về biến đổi khí hậu gồm các nhân viên y tế, có tên là ‘Tương lai Lành mạnh’ Healthy Futures, mô tả khí đốt là có hại, gây ô nhiễm và tốn kém.

 

Họ muốn chuyển đổi từ khí đốt sang năng lượng tái tạo nhanh hơn, với kiến nghị yêu cầu chính phủ Victoria chấm dứt các kết nối mới về khí đốt, từ năm 2025.

 

Tiến sĩ Aadhil Aziz cho biết, 150 nhân viên y tế và dịch vụ cộng đồng của Victoria và 30 tổ chức y tế, đã ký một bức thư ngỏ gửi Bộ trưởng Năng lượng của Victoria, là bà Lily D'Ambrosio.

Tiến sĩ Aadhil Aziz nói “Chúng ta cam kết không thực hiện việc kết nối mới với khí đốt vào năm 2025 và sau đó cũng cam kết thay thế khí đốt bằng điện, trong tất cả các nhà ở chính phủ và tòa nhà công cộng, bao gồm cả bệnh viện”.

 

Tiến sĩ Aziz cho biết có bằng chứng quan trọng cho thấy, việc đốt khí gas có hại cho sức khỏe và có thể gây ra bệnh hen suyễn.

Tiến sĩ Aziz nói “Khí gas trong nhà chắc chắn là một trong những tác nhân đó".

"Chúng tôi biết chúng rất giống với khói thuốc lá, xét về khía cạnh hút thuốc thụ động và về căn bản, nó gây ra những rủi ro sức khỏe đáng kể cho trẻ nhỏ cũng như người lớn”.

 

Trong khi đó Chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ Y tế Úc Châu, Giáo sư Magdalena Simonis cho biết, việc sử dụng năng lượng khí đốt rộng rãi trong nhà, có thể giải thích tại sao Úc có tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn tương đối cao.

Giáo sư Magdalena Simonis nói “Chúng ta có một trong những tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn cao nhất trên thế giới, với 12 phần trăm người Úc mắc bệnh hen suyễn và chúng tôi nghi ngờ rằng, một phần lớn trong số đó có thể liên quan đến việc có các thiết bị dùng gas trong nhà và sống chung với gas”.

 

Giáo sư Simonis nói rằng, ACT đã cam kết xây dựng những ngôi nhà mới không sử dụng gas và tiểu bang Victoria nên làm theo.

 

“Chúng tôi muốn từ bỏ các dự án mới, có thiết bị sử dụng khí đốt và hệ thống sưởi bằng khí đốt".

"Chúng tôi muốn giảm tài trợ công cho việc khai thác khí đốt, cùng thực sự muốn đầu tư phát triển vào các bệnh viện mới và công trình xây dựng mới, không sử dụng khí đốt và chúng tôi muốn cam kết việc đó”.

 

Trong khi đó Hiệp Hội các Nhà Sản Xuất Thiết Bị Gas của Úc cho biết, có rất ít bằng chứng ủng hộ điều mà họ gọi là, lầm tưởng rằng mặt bếp gas dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.

 

Hiệp hội nói rằng, Nghiên cứu Quốc tế về Bệnh Suyễn và Dị ứng ở Trẻ em cho thấy, không có bằng chứng nào về mối liên quan giữa việc sử dụng gas làm nhiên liệu nấu ăn và bệnh hen suyễn, trong một nghiên cứu kiểm tra 512 ngàn học sinh trường tiểu học và trung học từ 47 quốc gia.

 

Hiệp hội cũng đề cập đến một nghiên cứu riêng biệt, bởi một công ty tư vấn môi trường được thực hiện tại Hoa Kỳ cho thấy rằng, khi nói đến chất lượng không khí trong nhà lúc nấu ăn bằng điện hoặc gas, yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe là thực phẩm mà mọi người đang nấu ăn, chứ không phải nhiên liệu được sử dụng để nấu ăn.