Ảnh: Supplied / Michael Zewdie

 

 

AUSTRALIA - Giáo hội Uniting ở Úc sẽ bổ nhiệm một người da màu làm lãnh đạo lần đầu tiên trong tháng này, vào ngày 11 tháng 7 sắp tới. Mục sư Charissa Suli là mẹ của 4 đứa con và là con gái của những người di cư Tonga. Xuất phát từ kinh nghiệm bản thân, bà sẽ mang đến một viễn tượng nhằm trao quyền cho những tiếng nói đa dạng và bị gạt ra ngoài lề xã hội.

 

Sức mạnh của một cộng đồng được thể hiện qua bài hát, khi Ca đoàn Tonga của Giáo hội Uniting ở Úc tập luyện.

 

Được biết ban hợp ca sẽ hát tại lễ nhậm chức của vị lãnh đạo tinh thần mới của Giáo hội Uniting, Mục sư Charissa Suli vào cuối tháng này, vào ngày 11 tháng Bảy.

 

Đây là lần đầu tiên, họ thấy một người từ cộng đồng Tonga của họ, đảm nhận vai trò Mục sư.

 

Là người di cư thuộc thế hệ thứ hai, Mục sư Suli cho biết bà sẽ mang những giá trị văn hóa của mình, vào vai trò lãnh đạo giáo phái Tin Lành lớn thứ ba ở Úc.

Mục sư Charissa Suli nói “Là một phụ nữ Tonga trẻ tuổi lớn lên trong một cộng đồng Thái Bình Dương, không bao giờ bạn có thể từ chối bất kỳ ai, ngay cả khi họ đến theo giờ của bạn một cách bất ngờ, dù không được mời".

"Từ di sản của văn hóa của cộng đồng Thái Bình Dương Pasifika, chúng tôi luôn hướng tới mục tiêu cộng đồng, luôn quan tâm đến quy tắc mà mọi người đều có thể gia nhập”.

 

Được biết bà mẹ 41 tuổi có 4 con, sẽ là người trẻ nhất từng lãnh đạo Giáo hội Uniting ở Úc và cũng là người da màu đầu tiên, sau khi được bầu làm Chủ tịch Giáo đoàn của Giáo hội.

 

Bà cho biết muốn khuếch đại những giọng nói, thường không được nghe thấy.

Bà nói “Cách mà Chúa Giê-su kết nối với mọi người, Ngài kết nối với những người ở bên lề, kết nối với những người phụ nữ và những phụ nữ vô danh".

"Vì vậy, có điều gì đó ở đó về việc nghe thấy tiếng nói của những người thường không có được chiếc micro".

"Tôi tin rằng, có rất nhiều điều chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau và rồi chúng ta thực sự phát hiện ra rằng, chúng ta có một điểm chung”.

 

Một thành viên của ban hợp ca là Taidsisi Sikua nói rằng, thật là cảm hứng khi nhìn thấy một người phụ nữ trong vai trò lãnh đạo.

 

Taidsisi Sikua nói, “Nó xóa bỏ ranh giới giữa nam giới, với tư cách là người lãnh đạo nhà thờ".

"Vì vậy điều này rất thú vị đối với tôi, vì Carissa là phụ nữ, nó nhấn mạnh rằng dù bạn là nam hay nữ, bạn đều có thể là người lãnh đạo”.

 

Là thành viên của tổ chức thanh niên thuộc Hội nghị Toàn Quốc Tonga của nhà thờ, Sione Hehepoto coi Mục sư Suli như một người bạn và một người cố vấn.

 

Sione Hehepoto nói, “Nó truyền những cảm hứng lớn lao mà bạn không nhìn thấy thường xuyên và bạn hoàn toàn không nhìn thấy nó".

"Nhưng để có ai đó trông giống tôi, đứng đó ở những vị trí có ảnh hưởng lớn, để thấy rằng có một nơi mà chúng ta có thể khao khát, cũng như có ai đó ngồi đó trông giống tôi, có thể nói thay tôi và tất cả những người khác”.

 

Nhưng hành trình đến thời điểm này của Mục sư Suli là một con đường quanh co đầy thử thách, trong đó có sự kỳ thị của việc làm mẹ ở tuổi vị thành niên, sau khi mang thai ở tuổi 16.

 

Mục sư Charissa Suli nói, “Tôi đã nhìn thấy sự phán xét, không chỉ của nhà thờ, không chỉ của gia đình, mà của xã hội rộng lớn hơn".

"Thật khó tin, khi nhìn thấy một thanh niên bụng phệ đi lại trên đường phố, vì vậy tôi cảm nhận được sự phán xét ngay lập tức".

"Tôi cũng nghĩ, khi bạn 16 tuổi vẫn đang phát triển và đang cố gắng tìm hiểu xem bây giờ tôi sẽ sống như thế nào và tôi phải làm gì, đó có thể là một nơi khá tối tăm và cô đơn”.

 

Bà cho biết sự hỗ trợ của chồng và mẹ đã giúp vượt qua sự cô lập, khi gia đình nhỏ của bà ngày càng lớn mạnh.

 

Nhưng sự kỳ thị đã quay trở lại nhiều năm sau đó, khi bà cảm nhận được tiếng gọi của mình để phục vụ.

Bà nó “Câu chuyện tôi là một bà mẹ tuổi teen, hiện ra trong tâm trí".

"Tôi thường nghe mọi người nói, bạn không thể làm mục sư, đó là công việc của chồng bạn".

"Bạn là phụ nữ và nó gần giống như cảm giác xấu hổ, được tái sinh một lần nữa".

"Tôi đã mang đến sự xấu hổ cho gia đình, xấu hổ cho nền văn hóa, mang thai ngoài giá thú và khi còn ở tuổi thiếu niên, nhưng điều đó không ngăn cản tôi".

"Nhưng tôi muốn nói rằng, đó là thời điểm phải tranh đấu với mẹ tôi và chồng tôi".

'Rồi tôi phải tìm cách buông bỏ những tiếng nói tiêu cực, mà tôi đã trải qua vào thời điểm đó và chỉ tập trung vào nơi mà tôi tin rằng, Chúa đang kêu gọi tôi”.

 

Cô con gái lớn Susitina Suli của bà cho biết, rất tự hào về sức mạnh và sự khiêm tốn của mẹ mình.

Susitina Suli nói, “Tôi xem bà ấy như hình mẫu cho những phụ nữ trẻ mới xuất hiện, cho người da màu, cho những người ngại nói lên tiếng nói của mình, hoặc nói lên sự thật của họ".

"Bà ấy tốt bụng và tượng trưng cho việc nầy, theo một cách nào đó”.

 

Được biết hơn 300 năm sau khi các nhà truyền giáo định cư ở Nam Thái Bình Dương, hơn 90% người dân trong khu vực được xác định là người theo đạo Tin Lành.

 

Tiến sĩ Brian Alofaituli là giảng viên cao cấp về di sản văn hóa và tôn giáo Thái Bình Dương tại Đại học Quốc gia Samoa, nói rằng việc theo đạo Tin Lành đã cung cấp thông tin cho các phong trào nhân quyền và biến đổi khí hậu ở Thái Bình Dương, nhưng đôi khi cũng loại trừ những niềm tin văn hóa quan trọng.

 

Ông nói trong những thập niên gần đây, đã có những hành động tạo điều kiện cho những niềm tin đó.

Ông nói "Một trong những căng thẳng với kiến thức truyền thống, đôi khi nó trở thành thứ yếu".

'Nhưng chúng ta đang chứng kiến trong vòng 30 năm qua sự trỗi dậy của tính bản địa trong thời kỳ Phục hưng, cũng như việc đánh giá lại và đánh giá các hệ thống cũng như hệ thống kiến thức đã bị các nhà truyền giáo và thậm chí cả người dân bản địa đánh giá thấp".

"Những người đã trở thành một phần của các giáo sĩ và thậm chí cả các nhà lãnh đạo”.

 

Đối với Mục sư Suli, đức tin là một nhà thờ rộng lớn tôn vinh sự khác biệt và liên kết cộng đồng.

Mục sư Charissa Suli nói “Chúng tôi là một cộng đồng thích ăn uống, cùng nhau bẻ chiếc bánh và cũng mang lại niềm vui, mang lại màu sắc theo nghĩa là, nghe thấy sự đa dạng đó và những gì chúng tôi thấy ở những người trẻ của mình”.