Manu Prigioni , Nguồn: SBS / Sophie Bennett

 

 

Các bác sĩ ngày càng liên kết sự cô đơn trong xã hội với bệnh tim, đột quỵ và nguy cơ tử vong sớm cao hơn. Trong bài này của ‘Tác Nhân Thay Đổi’, chúng ta gặp bà Manu Prigioni, người đã thành lập một doanh nghiệp xã hội nhằm kết nối mọi người và chống lại sự cô đơn, thông qua việc trồng các loại cây cung cấp thực phẩm tươi sống.

 

Ở vùng Blue Mountains cách Sydney 90 phút lái xe về phía tây, một nhóm đang nghỉ ngơi trong việc chăm sóc rau quả.

 

Vào mùa hè, đó là dưa chuột, cà chua, đậu và các loại rau xanh khác, trong khi vụ thu hoạch mùa đông bao gồm bông cải trắng, bông cải xanh, cải xoăn, củ cải và đậu tuyết, tất cả đều được trồng bởi các tình nguyện viên địa phương.

 

Bà Manu Prigioni là người dẫn đầu nhóm.

"Trồng trọt nhằm nối kết với xã hội là một loại hình trồng thực phẩm, mà chỉ có một người làm toàn bộ công việc làm vườn bán ra ở chợ".

 

'Vì vậy, mỗi tuần chúng tôi có các buổi tình nguyện về một câu chuyện khác nhau và bất kỳ ai trong cộng đồng đều có thể đến và giúp đỡ, trên một trong những mảnh đất của chúng tôi".

 

"Và chúng tôi thấy rằng mọi người đến, có độ tuổi và nền tảng văn hóa cùng giới tính rất khác nhau".

 

"Đó là một cách tuyệt vời để kết nối mọi người về mặt xã hội, chung quanh việc trồng rau quả làm thực phẩm.”

 

 

Bà bắt đầu dự án có tên ‘Farm it Forward’ tạm dịch là ‘Hãy Tham Gia Làm Vườn’ hồi 4 năm trước.

 

Kể từ đó, các tình nguyện viên đã thu hoạch được 26 tấn sản phẩm, bất chấp nạn hạn hán nghiêm trọng, cháy rừng và đại dịch COVID-19.

 

Bà nói "Đó thực sự là về việc mang rau được trồng, trở lại các thị trấn và thành phố của chúng ta, cũng như khu ngoại ô và ven đô thị".

"Chúng ta có khoảng 10.800 mẫu trồng cỏ ở Úc và nếu chúng ta có thể sử dụng nó để cung cấp thức ăn cho con người thay vì bãi cỏ, thậm chí không thực sự cung cấp môi trường sống cho động vật, thì chúng ta sẽ ở một nơi tốt hơn để góp phần vào an ninh lương thực.”

 

Trong khi đó các chủ đất 'tặng' một phần đất đai của họ, để trồng thực phẩm được chọn vì họ có nguy cơ bị cô lập xã hội, bao gồm các gia đình có trẻ nhỏ và người già vốn là các cư dân đã nghỉ hưu.

 

Trong số đó có cựu y tá 79 tuổi, bà Sylvia May.

 

Bà nói "Do tôi đang ở trong một khu vực có các bụi cây lớn, nhiều bạn bè của tôi đã nghỉ hưu và thu hẹp cuộc sống, nhưng tôi lại thích ở lại đây trên mảnh đất của mình".

"Nếu không có ‘Farm it Forward’, hầu hết các mối quan hệ xã hội của tôi, sẽ là với những người cùng độ tuổi với mình".

"Thật đáng yêu khi hoà nhập với những người ở các độ tuổi khác nhau, giúp tôi cảm thấy là chính mình, chứ không phải là một người già".

"Thêm vào đó, có một vườn rau tại chỗ mà tôi không phải tự mình làm việc, đó là điều ngạc nhiên và tuyệt vời nhất".

 

Các chủ đất như bà May nhận được thực phẩm miễn phí, phần còn lại được bán trực tiếp cho cộng đồng, giúp trả tiền cho những người trẻ thường đến các khu vườn để làm thiện nguyện.

 

Đó là một chương trình đôi bên cùng có lợi, cùng các lợi ích về sức khỏe khác nữa.

 

Nghiên cứu được công bố vào năm 2023, trên tạp chí Nature Human Behavior của Đại học Y khoa Cáp Nhĩ Tân ở Trung Quốc, đã xét đến mối liên hệ giữa sự cô đơn và tử vong sớm ở hơn 2 triệu người trưởng thành.

 

Nghiên cứu cho thấy những người trải qua sự cô lập xã hội, có nguy cơ tử vong sớm do bất kỳ nguyên nhân nào, với tỷ lệ cao hơn 32%.

 

Tiến sĩ Grant Blashki là cố vấn lâm sàng chính của dịch vụ sức khỏe tâm thần Beyond Blue.

 

Là một bác sĩ đa khoa, ông nói rằng sự cô đơn mãn tính cũng liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác.

 

Ông nói “Từ quan điểm vật lý, các nghiên cứu cho chúng ta biết rằng, sự cô đơn có liên quan đến sự gia tăng 30% bệnh tim và tăng 30% đột quỵ, cũng như tử vong sớm, ngay trên đó là hút thuốc, béo phì và không hoạt động thể chất".

"Chúng ta cũng biết rằng sự cô đơn và cô lập xã hội, cũng liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần cao hơn, những thứ như trầm cảm, lo lắng và rất không may là tỷ lệ tự tử và chứng mất trí nhớ cao hơn".

"Vì vậy chúng tôi thực sự nghĩ rằng, tâm trí của chúng ta thực sự cần kết nối xã hội với những người khác”.

 

Được biết bà Manu bắt đầu chương trình ‘Farm it Forward’, sau khi phải đối diện với sức khỏe tâm thần của chính mình.

 

Lớn lên ở miền bắc nước Ý, bà di cư đến Úc năm 19 tuổi và nói rằng, việc chuyển từ Sydney đến một cộng đồng nhỏ bán nông thôn, là một cú sốc.

 

Bà cho biết trở nên rất cô lập về mặt xã hội, đặc biệt là sau khi sinh nở bà đã trải qua một giai đoạn trầm cảm sau sinh mạnh mẽ, mà không có sự hỗ trợ của gia đình ở gần.

 

Dưới sự hướng dẫn của nhà tâm lý học, bà bắt đầu trồng thực phẩm và phát triển niềm đam mê nuôi trồng thủy sản.

 

Điều đó kết nối bà với những người cùng chí hướng khác.

 

Bà cho biết qua nhiều cách, nhóm đã trở thành một đại gia đình cho nhiều thành viên.

Bà nói "Khi còn là một bà mẹ trẻ có hai con nhỏ, tôi nhớ điều thực sự giúp ích nhiều nhất, là biết rằng có những người ngoài xã hội sẽ dễ dàng mang bữa ăn về nhà".

"Nếu tôi gặp khủng hoảng hoặc nếu đang trải qua thời kỳ khó khăn, hay biết rằng có một mạng lưới tốt của những người thực sự đáng yêu mà tôi tin tưởng, sẽ ở đó trong nháy mắt nếu có bất cứ điều gì mà tôi cần và ngược lại".

"Có những cô dì chú bác không liên quan, có thể cung cấp sức khỏe và hướng dẫn và hỗ trợ".

 

Theo Viện Y tế và Phúc lợi Úc, cô lập xã hội được định nghĩa là thiếu liên lạc với người khác và có thể liên quan đến việc có một mạng giao tiếp xã hội hạn chế, hoặc sống một mình.

 

Mặt khác cô đơn là một trạng thái cảm xúc, đáp ứng với mức độ tiếp xúc xã hội thấp hơn mong muốn.

 

Trong khi hầu hết mọi người sẽ trải qua sự cô đơn tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ, thì những người trải qua sự cô đơn mãn tính vốn kéo dài qua nhiều năm, có nguy cơ bị ảnh hưởng sức khỏe cao nhất.

 

Bác sĩ Blashki nói rằng, các dự án cộng đồng như thế này ngày càng được ngành y tế coi là một giải pháp.

Bác sĩ Blashki nói "Các bác sĩ đang được khuyến khích cung cấp những gì chúng tôi gọi là ‘đơn thuốc xã hội’ hoặc ‘kê đơn xã hội’, nơi tôi viết ra một mảnh giấy như một dự thảo và nói rằng, sẽ rất tốt nếu bạn tham gia nhóm cộng đồng này".

"Nó sẽ là tuyệt vời cho bạn trong vài tuần tới, để thực hiện một kế hoạch về những người bạn tình nguyện, hoặc đối với một số người khác, có thể là một ý tưởng tốt để có được một con vật cưng".

"Càng ngày tôi nghĩ là ngành y tế hiểu rằng, việc thu hút mọi người tham gia giao tiếp xã hội, có thể là một phần thực sự quan trọng trong việc điều hành cuộc sống của họ".

 

 

Được biết việc đối phó với tình trạng ‘cô đơn xã hội', đã được áp dụng vào các hệ thống chăm sóc sức khỏe ở nước ngoài.

 

Tiến sĩ Blashki cho biết sự cô lập xã hội đã đạt đỉnh điểm, trong các đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19, nhưng nhiều người vẫn đang phải phấn đấu để kết nối lại.

 

Vấn đề nầy lần đầu tiên được cho vào chính sách y tế quốc gia ở Anh, vào năm 2019.

 

Rafida là một tình nguyện viên khác của nhóm.

 

Bà giúp nấu các bữa ăn với ‘Farm it Forward’, bằng việc sử dụng các sản phẩm chưa bán được, để tạo ra những bữa ăn lành mạnh và giá cả phải chăng.

 

Đối với bà, nấu ăn là cách chia sẻ những gì mình yêu thích với cộng đồng.

Bà nói "Đó là tất cả về kết nối cộng đồng, yêu thích những gì bạn làm và chia sẻ với nhau".

"Tôi tin rằng mọi người đều có những quà và tài năng của riêng mình, nhưng điều này mang chúng ta lại với nhau như một cộng đồng từ các tầng lớp xã hội khác nhau và tất cả chúng ta đều cố gắng tạo ra sự khác biệt".

"Tuy nhiên cũng khai thác những gì đang thay đổi trong thế giới của chúng ta và đặc biệt là thực phẩm".

"Nhưng sâu thẳm trong lòng, tôi có thể nấu bất cứ thứ gì vì tôi nấu ăn bằng tình yêu. Vì vậy đối với tôi, đó là chia sẻ tình yêu".

 

Còn bà Manu muốn thấy sự phát triển của địa phương mở rộng hơn nữa, sang các cộng đồng khác.

Bà nói "Tôi muốn thấy loại sáng kiến này được thực hiện ở mỗi địa phương, nếu không muốn nói là ở mỗi vùng ngoại ô".

"Nghiêm túc mà nói, thật đáng kinh ngạc về mặt giải quyết tức khắc các vấn đề sức khỏe cộng đồng, nó mạnh mẽ ở quy mô nhỏ và có ý nghĩa".

"Vì vậy có rất nhiều điều nhỏ bé và có ý nghĩa, tạo ra sự thay đổi thực sự mạnh mẽ".