Mặc dù đã có bằng đại học và thạc sĩ, Cyriaque Nijenahagera vẫn đang đi hoọc thêm để nâng cao cơ hội kiếm được việc làm. (ABC News: Carl Saville)

 

 

NAM ÚC – Một cuộc khảo sát chỉ ra rằng những người từ cộng đồng châu Phi khi đi tiềm việc làm thì ít có khả năng có được việc làm nếu không có người Úc da trắng giới thiệu họ.

 

Cuộc khảo sát này của Đại học Nam Úc (University of South Australia) đã khảo sát những cư dân gốc Phi sống ở thành phố Adelaide – trong đó có Cyriaque Nijenahagera, một người tị nạn từ Tanzania, người đã bắt đầu cuộc sống mới cùng gia đình ở Adelaide.

 

Mặc dù có văn bằng về công tác xã hội và bằng thạc sĩ về quản lý dự án, anh ấy nói rằng anh ấy "thất vọng" khi không được chấp nhận cho những công việc mà anh ấy thừa trình độ để làm.

 

Anh Nijenahagera cho biết: “Tôi không thể nhớ mình đã gửi bao nhiêu xấp hồ sơ xin việc.”

 

"Khi tôi ... nộp đơn, là lúc tôi đang làm việc trong các dịch vụ cộng đồng và tôi có thể thấy có rất nhiều vị trí nhân viên xã hội đang cần người làm."

 

Đối với Ma-Musu Nyande, một phụ nữ sống ở Adelaide, những câu chuyện như trên về anh Nijenahagera đều quá quen thuộc - và cô ấy có kinh nghiệm cá nhân để chứng minh điều đó.

 

Mặc dù theo học tại Adelaide từ năm 2004 và sau đó theo học tại Đại học Flinders, cô ấy thường bị bỏ qua khi xin việc.

 

Cô ấy nói: “Tôi đã tiếp xúc với những hành vi công kích, châm chọc và phân biệt chủng tộc theo cách tinh vi.”

 

Như một thử nghiệm, cô Nyande gởi đơn xin việc 5 công ty và sử dụng "tên phương Tây", và sau đó so sánh kết quả với 5 trường hợp cô sử dụng tên của chính mình.

 

Cô nói " cái tên ‘Vanessa Wood' đã nhận được ba cuộc điện thoại, trong khi cái tên ‘Ma-Musu Nyande’ không nhận được bất kỳ cuộc điện thoại nào.”

"Rõ rành rành là cái tên ‘Ma-Musu Nyande’ không nhận được cuộc gọi điện thoại nào."

 

Ma-Musu Nyande nói rằng cô ấy có nhiều khả năng kiếm được việc làm hơn khi sử dụng một cái tên phương Tây. (ABC News: Lincoln Rothall)

 

 

Cô ấy nói, ngay cả trong những dịp mà cô ấy đã được gọi  điện thoại phỏng vấn, triển vọng của cô ấy vẫn không được cải thiện.

 

Cô nói "Một cuộc phỏng vấn qua điện thoại đã diễn ra tốt đẹp - nhưng khi tôi đến gặp mặt trực tiếp, nhân viên lễ tân đã thực sự bị sốc khi thấy tôi thực tế là một phụ nữ Phi châu".

"Cô ấy nói với tôi, 'Ồ, tôi không biết bạn là người da đen'."

 

Thay vì được hỏi về kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm của mình, cô Nyande cho biết thay vào đó cô được hỏi đã ở Úc bao lâu.

 

Những kinh nghiệm như của cô Nyande và anh Nijenahagera là trọng tâm của cuộc khảo sát mới của Đại học Nam Úc, cuộc khảo sát này đã tìm kiếm phản hồi từ hàng chục cư dân gốc Phi.

 

Mặc dù cuộc khảo sát này cho thấy "sự thay đổi đáng kể trong kinh nghiệm", một số chủ đề chung nổi bật – khảo sát cho rằng có một tình trạng diễn ra rằng triển vọng nhận được việc làm của ứng viên sẽ tăng cao khi có người Úc da trắng giới thiệu.

 

Báo cáo có đoạn viết "Biết được đúng người là những từ được một số người tham gia trong cuộc khảo sát mô tả bằng các thuật ngữ phân biệt chủng tộc".

 

"Nhiều người trong số những người tham gia cuộc khảo sát đề cập đến sự cần thiết của một người bạn da trắng hoặc có quen mối quen biết một người da trắng."

 

Bảo đảm quá trình tuyển dụng không thiên vị.

 

Dr Baak nói những người tham gia cuộc khảo sát cho hay rằng “cần phải biết đúng người da trắng” khi nộp đơn xin việc. (Supplied: UniSA)

 

Đồng tác giả Melanie Baak, một chuyên gia nghiên cứu xã hội tập trung vào người di cư và người tị nạn, cho biết cuộc khảo sát được biên soạn với sự giúp đỡ của các nhóm làm việc tập trung vào người gốc Phi châu hồi năm 2019, vào thời điểm mà các phương tiện truyền thông quốc gia đưa tin tiêu cực về các băng nhóm người Phi châu.

 

Tiến sĩ Baak nói "Mọi người nói về việc làm những công việc vặt vãnh và không cần những vai trò chuyên nghiệp phản ánh trình độ của họ".

 

Cô cho biết nhiều người đã trải qua "nạn phân biệt chủng tộc hàng ngày" và trong cả thời gian họ đi kiếm việc làm.

 

Cô nói "Những người tham gia cuộc khảo sát nói về việc cần phải quên biết đúng người da trắng cho vị trí công việc mà họ muốn ứng tuyển."

 

"Họ đã tham gia một cách chiến lược các câu lạc bộ [bóng đá], các khu vườn cộng đồng và cố gắng xây dựng các mạng lưới giúp họ tiếp cận việc làm."

 

Anh Nijenahagera hiện đang làm công việc hỗ trợ người khuyết tật nhưng trình độ của anh ấy là quá dư thừa cho công việc này - và hiện đang thử vận ​​may của mình bằng cách học thêm, với hy vọng sẽ tiến xa hơn.

Anh Nijenahagera có bằng công tác xã hội và bằng thạc sĩ quản lý dự án. (ABC News: Carl Saville)

 

Cô Nyande hiện là người hỗ trợ văn hóa tại Hiệp hội Người tị nạn ở Úc (Australian Refugee Association), giúp đỡ những người tị nạn trong quá trình xin việc của họ.

 

Cô cho biết một cách tiếp cận đa hướng, liên quan đến việc thay đổi nhận thức của công chúng và các biện pháp khuyến khích sử dụng lao động, là giải pháp tốt nhất cho các loại rào cản mà cô đã phải đối mặt.

 

Cô nói: “Các phương tiện truyền thông đã làm rất kém cỏi về cách họ miêu tả người Phi châu.”

"Rất nhiều khi họ không tập trung vào những thành tựu hay đóng góp của chúng tôi cho xã hội.”

"Doanh nghiệp cần thực hiện tốt hơn quy trình tuyển dụng và bảo đảm quy trình tuyển dụng không thiên vị và bảo đảm không có khuynh hướng phân biệt chủng tộc."

 

 

Cô Nyande cho biết lãnh vực kinh doanh còn nhiều việc phải làm để bảo đảm "quy trình tuyển dụng không thiên lệch". (ABC News: Lincoln Rothall)