Janice Duffy nói rằng cô ấy hạnh phúc nhưng kiệt sức. (ABC News: Candice Prosser)

 

NAM ÚC - Một phụ nữ sống ở Adelaide đã thắng một vụ kiện phỉ báng thứ hai chống lại Google, sau khi một tòa án phát hiện ra rằng công cụ tìm kiếm này cố tình đưa ra những bình luận xúc phạm về người phụ nữ  ấy trên mạng mặc dù bà ấy đã từng thắng được 100.000 đô- la từ chính Google trong một vụ kiện tương tự vào năm 2015.

 

Tòa án Tối cao Tiểu bang Nam Úc xác minh và tuyên bố rằng, Janice Duffy, 66 tuổi, đã bị phỉ báng bởi các nhận xét trong kết quả tìm kiếm được công bố trên trên trang mạng google.com.au vào năm 2015 và 2016.

 

Tuy nhiên, Google sẽ không phải bồi thường thiệt hại cho các kết quả tìm kiếm tại trang google.com vì thẩm phán cho rằng kết quả này tại trang google.com khó có khả năng được nhìn thấy ở Úc.

 

Số tiền thiệt hại và chi phí nợ vẫn phải được xác định.

 

Bác sĩ Duffy đã thắng vụ kiện đầu tiên chống lại Google vào tháng 10 năm 2015, với phán quyết của thẩm phán rằng công ty công nghệ này phải chịu trách nhiệm về tài liệu phỉ báng về bà xuất hiện trong kết quả tìm kiếm từ một trang web thứ hai của Mỹ có tên là Báo cáo Ripoff (Ripoff Report).

 

Chuyên gia nghiên cứu trước đây từng làm việc cho Bộ Y Tế Nam Úc (SA Health) đã đưa Google ra tòa lần thứ hai một năm sau đó về các kết quả tìm kiếm xuất hiện trên trang web trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 10 năm 2016.

 

Chủ sở hữu của Google, công ty Alphabet, có giá trị vốn hóa thị trường khoảng 1,4 nghìn tỷ Mỹ kim. (Unsplash: Paweł Czerwiński)

 

Thẩm phán nói rằng đánh lẽ Google nên chủ động

Trong phiên tòa, bác sĩ Duffy nói với tòa án rằng những bình luận khiến bà cảm thấy "hoàn toàn phát ốm, bị hành xác, và nhục nhã", và bà phải chịu "sự xấu hổ và đau khổ tột độ" khi biết những lời bình luận về bà xuất hiện trên trang mạng có thể bị người quen và đồng nghiệp đọc đượic mỗi khi những người này tìm kiếm tên của bà ta trên mạng internet.

 

Google bào chữa cho việc "phát tán nội dung vô hại" — bởi vì Google không thể biết các kết quả tìm kiếm phỉ báng mà không được thông báo về chúng.

 

Nhưng thẩm phán Sydney Tilmouth nhận thấy Google có "phương tiện sẵn có để dễ dàng xác định được những lời phỉ báng nếu họ muốn" mặc dù Ripoff Report dường như cố tình liên tục thay đổi cấu trúc trang web của mình để tránh cho việc kết quả tìm kiếm sẽ biến mất.

Phẩm phán nói "Trong vụ này, Google hoàn toàn mang tính phản ứng hơn là tính chủ động trong việc loại bỏ những lời phỉ báng."

"Thực tế là, bác sĩ Duffy và các cố vấn pháp lý của bà ấy (khi họ đã đính hôn) thực sự bị mắc kẹt trong một guồng quay không hồi kết mà bà ấy không thể thoát khỏi: xác định tất cả những trang mạng (URL) về nội dung này; bào đảm rằng Google đã xóa; nhưng rồi cũng tìm thấy các bài đăng tương tự với nội dung đã thay đổi được hiện trở lại một cách không thể tránh khỏi trong khi Google đứng yên không làm gì cả."

 

Thẩm phán Tilmouth nhận thấy trong phán quyết của mình được đưa ra hôm ngày 3 tháng Hai vừa qua ,rằng, các kết quả tìm kiếm trên google.com.au là phỉ báng và Google "bị chứng minh là đã tham gia vào việc truyền đạt" các kết quả này "để khiến họ phải chịu trách nhiệm pháp lý với tư cách là nhà xuất bản thứ cấp" .

 

Ông cũng bác bỏ lời bào chữa thứ hai của Google về sự vô giá trị của những kết quả tìm kiếm rằng bác sĩ Duffy "không có khả phải năng gánh chịu bất kỳ tác hại nào".

 

Tòa án Tối cao Nam Úc vẫn chưa quyết định về thiệt hại và chi phí của vụ kiện. (ABC News: Che Chorley)

 

Khó đưa vụ việc ra tòa

Bác sĩ Duffy đã đại diện cho chính mình trong phiên tòa, và nói rằng, bà rất vui nhưng cũng kiệt sức khi bắt đầu vụ kiện đầu tiên của mình cách đây 11 năm.

 

Bà nói “Nếu bằng cách nói ra, vụ kiện này làm sáng tỏ vấn đề hoặc đưa vấn đề ra bàn luận công khai, tôi sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều,”

 

"Không có nơi ở Úc để mọi người tới nói chuyện — [Ủy ban] eSafety sẽ không giúp được gì trong các trường hợp phỉ báng, cảnh sát không thể làm bất cứ điều gì, và các luật sư thì nói, 'Ồ, hãy tìm một luật sư, đưa Google ra tòa'.

"Bạn cố gắng kiện Google ra tòa và 11 năm sau, Google đã chi hàng triệu đô-la để buộc bạn phải rút lui.”

"Mọi người cần giúp đỡ."

 

Công ty Google Australia đã được liên lạc để đưa ra lời nhận xét.