Số gia đình nhận được khoản chi trả đã tăng lên 139. (ABC News: Catherine Marciniak)

 

 

NAM ÚC - Hàng chục gia đình khác có con cái bị mắc kẹt trong ca cấy ghép ốc tai điện tử tại một bệnh viện lớn ở Adelaide đã nhận được các khoản thanh toán chiếu cố từ chính quyền tiểu bang Nam Úc, nâng tổng số tiền chi trả lên tới gần 3 triệu đô-la.

 

Hôm ngày 21/06, Chính quyền tiểu bang đã cho hay rằng số gia đình nhận được khoản thanh toán cho chương trình cấy ốc tai điện tử bị hỏng hóc tại Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em đã tăng lên 139, và bao gồm 45 gia đình có con cái “có thể đã bị ảnh hưởng”.

 

Các vấn đề với chương trình cấy ghép ốc tai điện tử đã được công bố vào tháng Ba năm ngoái, sau mối lo ngại của các bậc cha mẹ và các nhà thính học độc lập, rằng các thiết bị cấy ghép đã được lập trình không chính xác, dẫn đến việc giảm khả năng nghe và làm chậm khả năng phát triển thích lực.

 

Trong tháng Tám năm ngoái, chính phủ tiết lộ 54 khoản thanh toán ngoài quy định, trị giá tổng cộng 1,48 triệu đô-la, đã được chi trả vào hôm ngày 21/06 vừa qua, xác nhận 85 gia đình khác đã nhận được khoản chi trả này.

 

Tổng số tiền 2,72 triệu đô-la được chia thành hai loại, trong đó khoản chi trả 50.000 đô-la cho 45 gia đình có con cái có thể bị ảnh hưởng bởi vụ cấy ốc tai cẩu thả này, và 5.000 đô-la "cho bất kỳ căng thẳng nào gây ra" cho 94 gia đình có con cái được phát hiện là không nghe được âm thanh rõ ràng.

 

Tổng số tiền bao gồm khoản chi trả 50.000 đô-la cho 45 gia đình có con cái có thể bị ảnh hưởng bởi vụ việc. (ABC News: Marco Catalano)

 

 

Kết quả này trùng hợp với việc công bố báo cáo cuối cùng của công ty cung cấp dịch vụ điều trị mất thính giác NextSense, trong đó phát hiện ra rằng các khía cạnh của "quản lý chăm sóc lâm sàng" của chương trình cấy ghép ốc tai điện tử của bệnh viện cần được "phát triển thêm".

 

Rebecca Graham, Giám đốc điều hành của Bệnh Viện Phụ Nữ và Trẻ em (WCH) cho biết sau khi báo cáo được công bố, rằng: “Thay mặt Mạng lưới Sức khỏe Phụ nữ và Trẻ em (WCH NetWork), tôi xin lỗi những gia đình mà việc chăm sóc tốt hơn có thể đã mang lại kết quả khác cho con họ”.

"Cá nhân tôi đã nghe nói một số phụ huynh và người tham gia rất dũng cảm đã tham gia vào cuộc đánh giá này và tôi chỉ có thể xin lỗi vì sự đau khổ của họ."

 

Chính quyền cho biết các khoản chi trả này không ngăn cản các gia đình theo đuổi hành động pháp lý để đòi bồi thường, và bà Graham nói rằng một số gia đình đã có được "đại diện pháp lý" để theo đuổi hành động pháp lý.

 

Bộ trưởng Y tế, Chris Picton, người cũng xin lỗi các gia đình, cho biết chính quyền sẽ chấp nhận "đầy đủ" các khuyến nghị từ đánh giá của NextSense.

 

Ông nói: “Không điều nào trong số các khuyến nghị trong báo cáo này từ bỏ bất kỳ hành động pháp lý, hoặc, quyền nào mà các gia đình phải thực hiện hành động tiếp theo”.

“Nhân viên tăng cường đã được bố trí… và đã có sự thay đổi lớn về mặt an toàn, chất lượng cũng như việc giám sát chương trình đó.”

 

Giám đốc điều hành Bộ Y Tế Tiểu bang Nam Úc, Robyn Lawrence, cho biết các gia đình đang có mối lo ngại nên liên hệ với bệnh viện. (ABC News: Manny Tesconi)

 

 

Bệnh viện cho biết họ đã tuyển dụng thêm sáu nhân viên, bao gồm chuyên gia thính học, chuyên gia nghiên cứu bệnh lý về ngôn ngữ, một nhân viên xã hội và "người hướng dẫn chương trình cấy ốc tai điện tử".

 

Giám đốc điều hành Bộ Y tế Tiểu Bang Nam Úc,Robyn Lawrence, cho biết quá trình xác định các gia đình hiện đã kết thúc nhưng họ vẫn có thể tiếp tục.

 

Bà nói: “Nếu các gia đình vẫn còn lo ngại, họ vẫn có lựa chọn quay lại với chúng tôi trong thời gian chờ đợi.”

 

'Khoảng thời gian khó chịu cho nhiều gia đình'

Luật sư Peter Jackson - người đại diện cho yêu cầu bồi thường của 30 trẻ em - cho biết một số gia đình cảm thấy như thể họ không có cơ hội được tham gia vào quá trình này.

Ông nói “Khi tôi nói chuyện với các gia đình, hầu hết mối quan tâm của họ là thực tế rằng họ không cảm thấy mình thực sự tham gia vào quá trình này, và do đó, họ đặt câu hỏi liệu quá trình này có thực sự tính đến những gì thực sự đã xảy ra với con cái họ hay không."

“Tôi nghĩ đó là khoảng thời gian rất khó chịu đối với hầu hết các gia đình.”

 

Ông cũng chỉ trích hệ thống chi trả các khoản tiền chiếu cố.

Ông nói "Cuối cùng, vì đó là một khoản chi trả chiếu cố (ex gratia), về cơ bản nó là một khoản chi trả mang hàm ý  'xin lỗi, chúng tôi đã phạm sai lầm', điều đó có nghĩa là các gia đình không thể thay đổi sự việc, nhưng mối lo ngại hoặc sự phàn nàn của các gia đình là một số người đang nhận được 50.000 đô-la cho cùng một vấn đề mà những người khác chỉ nhận được 5.000 đô-la".

“Mối lo ngại cuối cùng của các gia đình là có sự bất bình đẳng trong cách đánh giá xem ai thực sự nhận được số tiền nào thông qua tiến trình xem xét số tiền chiếu cố (ex gratia process).”