Người chiến thắng Giải thưởng Văn học Miles Franklin năm 2023, Shankari Chandran, với cuốn tiểu thuyết ‘Chai Time at Cinnamon Gardens’.Nguồn: AAP / BIANCA DE MARCHI/AAPIMAGE

 

AUSTRALIA - Khi viết bản thảo đầu tiên của mình, bà đã nói rằng những câu chuyện của mình không đủ tính chất Úc. Shankari Chandran hiện là người đạt được Giải thưởng Văn học Miles Franklin đáng tự hào. Cuốn tiểu thuyết của bà là ‘Chai Time at Cinnamon Gardens’, đề cập đến chiến tranh, chấn thương và chia rẽ, trong một câu chuyện đối đầu nhưng dễ thương.

 

Nó bắt đầu đơn giản như việc 'xếp đầy các từ ngữ trên một trang giấy’.

 

Thế nhưng bây giờ bà Shankari Chandran đạt được giải thưởng văn học hàng đầu của Úc.

 

Phản ứng của bà, khi nhận được cuộc điện thoại thông báo, là hết sức bất ngờ.

Bà Shankari Chandran nói "Hoàn toàn không tin được, tôi thực sự đã khiến ông Richard Neville, chủ tịch hội đồng tuyển chọn lặp lại bốn lần, trước khi bộ não của tôi thực sự hiểu được những gì ông ấy đang nói với tôi".

 

Được biết bà là một luật sư nhân quyền, rồi trở thành một tác giả trong thời gian rảnh rỗi.

 

Sinh ra ở London rồi lớn lên ở Canberra, gia đình bà là người Tamil ở Sri Lanka, bà là người có cách kể chuyện với ý nghĩa đặc biệt.

Bà nói "Quả là quá quan trọng, vì nhiều người trong chúng ta không còn sống ở Sri Lanka nữa, chúng ta không thể về quê hương tổ tiên của chúng ta. Do đó kể chuyện là một trong những cách chính yếu, mà chúng ta đang học hỏi, bảo tồn và truyền lại văn hóa của chúng ta"

 

Được biết cuốn tiểu thuyết đầu tay của bà phản ánh di sản đó, có tựa đề là ‘Bài hát của Thần Mặt trời’, vốn không phải là một cuốn sách dễ bán.

 

Bà Shankari Chandran nói "Các nhà xuất bản Úc nói với tôi rằng, nó không đủ tính chất Úc để được xuất bản ở đây, họ cho rằng độc giả Úc sẽ không quan tâm đến và nó sẽ không thể được bán ở đây, sẽ không bán ở thị trường này".

"Điều đó thực sự gây khó chịu và từ chối vị trí của tôi ở Úc, nhưng tôi vẫn tiếp tục viết và sau đó tôi viết một bản thảo khác, có lẽ vì tôi luôn luôn lạc quan”.

 

Thế nhưng quyển sách đó được bán cho một nhà xuất bản Sri Lanka và đạt được thành công bất ngờ, với một bản chuyển thể truyền hình đang được tiến hành.

 

Trong khi đó cuốn sách thứ ba của bà, có tên là ‘Chai Time at Cinnamon Gardens’, trải dài liên tục giữa Sydney ngày nay và ba thập niên nội chiến ở Sri Lanka, gây chia rẽ giữa người Tamil và người Sinhala.

 

Nó phản ánh về gia đình, những chấn thương và bản sắc di cư.

“Một trong những chủ đề xuất hiện nhiều lần trong cuốn sách này là lòng biết ơn, rằng bạn cần phải biết ơn nếu được phép sống ở Úc, đó có phải là điều mà bạn đã trải qua khi lớn lên không ".

 

Cuộc tranh luận đó đang nổ ra ở Úc vào lúc này và tôi thực sự hy vọng rằng, nó sẽ mở ra với sự tôn trọng, với những người lắng nghe lẫn nhau. Bà Shankari Chandran nói "Vâng, trong suốt cuộc đời tôi và tôi là một người rất biết ơn, nhưng tôi không thích điều đó khi lòng biết ơn được vũ khí hóa chống lại tôi".

"Nó được sử dụng như một công cụ để bịt miệng tôi, do chỉ trích rất trung thực quê hương của tôi và đất nước mà tôi yêu, đó là Úc".

"Tôi không muốn, bị buộc phải tái khẳng định uy tín và lòng yêu nước của tôi đối với Úc".

"Bởi vì tôi biết rằng, người Úc da trắng không cần phải làm điều đó, họ không được tạo ra để làm điều đó, khi họ chỉ trích Úc".

"Nếu chúng ta mong đợi bản thân tốt hơn và mong đợi bản thân làm tốt hơn, chúng ta cần phải nói về những điều này”.

 

Được biết bà Chandran nói rằng, những người bạn Úc da trắng của bà thừa nhận cuốn sách đang gặp nhiều phản ứng, trong khi độc giả da màu cho biết một số tình cảm được bày tỏ đã cộng hưởng với họ.

 

Còn ông Miles Franklin trong Hội đồng Giám khảo đồng ý rằng, câu chuyện rất nghiêm chỉnh, nhưng cũng hấp dẫn và đáng yêu.

 

Ông Richard Neville là chủ tịch của Hội đồng Giám Khảo.

 

Ông Richard Neville nói “Những từ ngữ thực sự đưa bạn vào câu chuyện, cách cô ấy viết nên, cách cô ấy kết hợp những câu chuyện phức tạp và cái kết của cuốn tiểu thuyết, đó là cách nó kết hợp với nhau, là một tuyên bố thực sự mạnh mẽ".

"Chúng tôi đang tìm kiếm những câu chuyện thực sự tuyệt vời và tôi nghĩ rằng rất nhiều câu chuyện tuyệt vời vào lúc này, đang đến từ những người đang kể câu chuyện hậu trường của họ, kể câu chuyện của họ lớn lên ở đất nước này và điều quan trọng là chúng ta phải lắng nghe họ".

 

Trong quá trình viết bài, bà Chandran nhận ra có sự tương đồng chặt chẽ, giữa lịch sử thuộc địa và những kiểm tra của Úc và Sri Lanka.

Bà Shankari Chandran nói "Đó là một khoảnh khắc rất quan trọng đối với tôi, khi cuối cùng tôi đã thấy sự hội tụ và tương đồng, giữa lịch sử Úc và lịch sử Sri Lanka, cũng như cách thức mà các câu chuyện lịch sử về cách một quốc gia được hình thành, bản sắc của quốc gia đó là gì, ai thuộc về đó và ai không thuộc về đó, ai được bao gồm trong danh tính đó cũng như ai bị loại khỏi danh tính đó".

"Cuộc tranh luận đó đang nổ ra ở Úc vào lúc này và tôi thực sự hy vọng rằng, nó sẽ mở ra với sự tôn trọng, với những người lắng nghe lẫn nhau".

 

Được biết cuốn tiểu thuyết tiếp theo của bà, sẽ ra mắt vào năm mới.

 

Người phụ nữ 48 tuổi hy vọng cột mốc này, sẽ giúp bà có thêm thời gian, để tiếp tục kể thêm những câu chuyện từ con tim.