Chuồng nuôi cá hồi ngoài khơi Tasmania, vào ngày 22 tháng 5 năm 2023. Phần lớn số lượng các sinh vật nhuyễn thể thu hoạch được từ  công ty sinh học và ngư nghiệp Aker BioMarine sẽ được chế biến  thành dạng viên nhỏ, được sử dụng tại các lồng nuôi cá trên khắp thế giới. Ngoài việc tăng tốc độ tăng trưởng, nhuyễn thể còn chứa astaxanthin, một sắc tố giúp cá hồi có màu hồng hơn. (Ảnh AP/Matthew Newton) Nguồn: AP / Matthew Newton/AP

 

 

NAM ÚC - Vịnh Spencer ở Nam Úc đã được gọi là "giỏ hải sản" của Úc.

 

Cơ quan Nghiên cứu Khoa học Quốc gia CSIRO đã hoàn thành thử nghiệm ban đầu về dịch vụ thời tiết mang tính đột phá, với hy vọng sẽ hỗ trợ ngành chăn nuôi hải sản của Úc. Các khoa học gia đã thử nghiệm kỹ thuật mới có tên là 'AquaWatch', tại trung tâm hải sản của Nam Úc, ở Vịnh Spencer thuộc Nam Úc.

 

Nó cung cấp cá và động vật giáp xác tức tôm hay cua mỗi năm khoảng 238 triệu đô la, thông qua một loạt các hoạt động chăn nuôi hải sản và đánh bắt thương mại.

 

Khu vực này hiện đã trở thành nơi tiên phong cho một kỹ thuật mới dự báo thời tiết, được đưa ra bởi Cơ quan Nghiên cứu Khoa học Quốc gia CSIRO được gọi là ‘AquaWatch’, sẽ giúp nuôi trồng thủy sản địa phương qua việc theo dõi chất lượng nước biển.

 

Tiến sĩ Nagur Cherukuru của CSIRO là nhà khoa học chính trong dự án thí điểm.

Tiến sĩ Nagur Cherukuru nói "Ngành nuôi trồng thủy sản ở Vịnh Spencer, là một nguồn kinh tế xã hội rất quan trọng ở khu vực này".

"Vì vậy, AquaWatch đã chọn thí điểm này, phần lớn để hỗ trợ ngành công nghiệp này bằng cách cung cấp thông tin chất lượng nước, sẽ giúp ích cho doanh nghiệp của họ".

"Chúng tôi đặc biệt chọn Spencer Gulf vì những vấn đề lâu dài hiện có ở đây, về chất lượng nước và mối liên hệ của nó với nuôi trồng thủy sản".

 

Được biết Kế hoạch Theo dõi chất lượng nước biển AquaWatch Úc Châu (AquaWatch Australia Mission) nhằm mục đích cung cấp thông tin chất lượng nước đáng tin cậy và chính xác trong thời gian thực, và cũng đang phát triển một tính năng dự báo, cho phép các trang trại nuôi cá bảo vệ nguồn cá của họ trước.

 

Tiến sĩ Cherukuru giải thích cách thu thập thông tin đó.

"Cách thức chúng tôi lên kế hoạch để có được thông tin, đó là thông qua một cách tiếp cận tích hợp".

"Bằng cách đó những gì chúng tôi đang cố gắng làm, là có một mạng lưới cảm biến trong nước và chúng thu thập nhiều thông số chất lượng nước, cho dù đó là sự phát triển của thực vật phù du, oxy hòa tan hoặc nhiệt độ".

"Chúng tôi cũng đang sử dụng dữ liệu vệ tinh, để đưa ra một hình ảnh không gian rộng lớn về chất lượng nước đang thay đổi như thế nào".

"Rồi chúng tôi kết nối tất cả vào nền tảng phân tích dữ liệu AquaWatch của chúng tôi ".

 

Trong khi đó các loại thực vật phù du là những sinh vật giống như thực vật siêu nhỏ, là một thành phần bình thường và thường có ý nghĩa của hệ sinh thái đại dương.

 

Tuy nhiên, một số điều kiện thời tiết tạo ra sự gia tăng của các loài có hại hơn được gọi là tảo nở hoa, có thể làm hỏng và giết chết cá và động vật giáp xác, thông qua việc tiết độc tố và làm cạn kiệt oxy cho các sinh vật.

 

Bà Kirsten Rough, Giám đốc nghiên cứu của Hiệp hội Công nghiệp Cá ngừ vây xanh Nam Úc (Australian Southern Bluefin Tuna Industry Association) cho biết, khi những sự kiện này xảy ra, điều quan trọng là người nuôi cá phải biết sớm, để họ có thể làm hết sức mình hầu bảo vệ nguồn hải sản.

Bà nói "Khi những tình huống đó xảy ra, bạn thực sự muốn được cảnh báo càng sớm càng tốt, để có thể bắt đầu các phương cách để không bị mất cá".

"Vì vậy có hệ thống Aquawatch, sẽ cho phép người nuôi của chúng tôi truy cập thông tin tại thời điểm họ cần".

"Nhưng với dự báo, nó cũng sẽ cho phép họ đưa ra quyết định về các điều kiện, mà họ có thể gặp phải trong thời gian 2 đến 3 ngày”.

 

Bà cho biết các hệ thống cảnh báo hiện tại rất kém hiệu quả và tốn nhiều công sức, so với các bản cập nhật thường xuyên của AquaWatch, cứ sau 15 phút.

Bà nói "Đối với ngành cá ngừ, chúng tôi đã theo dõi chất lượng nước trong một thời gian rất dài, đây là một công việc rất tốn công sức và mất rất nhiều thời gian cùng kỹ năng".

"Có một hệ thống aquawatch, sẽ đơn giản hóa tất cả những điều đó".

"Nhưng lợi ích rộng lớn hơn, là nếu một hệ thống như thế có thể được đặt trên một khu vực rộng lớn hơn nhiều, chúng ta có thể hiểu rõ hơn, về một số quy trình lớn hơn đang thúc đẩy, những gì đang xảy ra hiện nay ở vùng ven biển”.

 

Được biết CSIRO cũng đang thử nghiệm công nghệ tiên phong nầy tại 4 địa điểm khác trên khắp New South Wales và Queensland, bao gồm Rặng san hô Great Barrier.

 

Tiến sĩ Cherukuru cho biết, AquaWatch sẽ được mở rộng ra nhiều khu vực hơn trên cả nước trong những năm tới.

“Vì vậy tất cả các loại thí điểm này đang cung cấp thông tin, sẽ giúp mọi người đưa ra quyết định bảo tồn và duy trì trạng thái hệ sinh thái".

"Tất cả các thí điểm này đã trưởng thành đầy đủ, vì vậy trong vài năm tới chúng tôi sẽ mở rộng thí điểm này sang các khu vực khác, phối hợp với các đối tác địa phương".