Một nhân viên giao đồ ăn đeo khẩu trang đang chạy xe đạp  qua những con phố vắng ở Bondi, Sydney vào ngày 14 tháng 7 năm 2021. Ảnh: AAP

 

Ngành giao thức ăn hiện phải đối mặt với lời kêu gọi cải tổ mới, với việc Liên đoàn Công nhân Vận tải phát động chiến dịch, đòi trả lương và điều kiện làm việc tốt hơn cho nhân viên. Trong khi đó các nhà khai thác khác như Uber cho biết, tính linh hoạt của ngành sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ thay đổi nào.

 

Áp lực tài chính trong nền kinh tế đang được mọi người cảm nhận, nhưng sự siết chặt đã ảnh hưởng nặng nề nhất đến các nhà khai thác dịch vụ giao nhận thức ăn, bưu kiện và đi chung xe.

 

Alyssa Abbdulwahib đến Úc từ Malaysia và cô ấy đã lái chiếc xe gắn máy của mình, để giao thức ăn trong 2 năm qua.

 

Cô ấy nói rằng chi phí sinh hoạt ngày càng tăng có nghĩa là, cô ấy đang làm việc chăm chỉ hơn bao giờ hết.

Alyssa Abbdulwahib nói “Năm ngoái, tôi làm việc như 3 ngày nghỉ một ngày, rồi lại làm việc".

"Bây giờ, tôi làm việc 7 ngày".

"Tôi làm việc 1 tháng, 2 tháng rồi nghỉ 1 ngày”.

 

Cô Abbulwahib là một trong số nhiều lao động nhập cư gặp khó khăn trong việc kiếm sống, trong nền kinh tế hợp đồng thường được gọi là gig economy.

 

Thượng nghị sĩ đảng Lao động của tiểu bang New South Wales, ông Tony Sheldon, nói rằng thực tế ngành công nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào những người lao động mới đến, là một lý do khác để có nhiều quy định hơn.

 

Nghị sĩ Tony Sheldon nói “Thường là những người lao động nhập cư, hay bị xem là công dân hạng hai và tôi thậm chí không muốn nói là thuộc hạng hai hay hạng ba nữa".

"Hiện tại, chúng ta đang gặp phải một tình huống trong nền kinh tế này, nơi những người lao động tự do đang bị đối xử như trong các xưởng bóc lột sức lao động, hoàn toàn là để kiếm đô la cho một quê nhà xa xôi nào đó".

"Đồng thời chuyện bóc lột không chỉ các công ty vận tải làm việc chăm chỉ, mà quan trọng là những công nhân làm việc trong ngành kinh tế này”.

 

Trong khi đó các nhà lãnh đạo của Liên minh Công nhân Vận tải và đại diện của nền kinh tế hợp đồng, đã vận động hành lang tại Quốc hội để thúc đẩy quy định chặt chẽ hơn đối với ngành nghề nói trên.

 

Được biết một cuộc khảo sát của Viện McKell với một ngàn công nhân vận tải đã được công bố cho thấy, 95% trong số họ muốn có điều kiện tốt hơn và được bảo vệ nhiều hơn, để giữ việc làm.

 

Cuộc khảo sát cũng tiết lộ rằng, có 76% cảm thấy họ bị trả lương thấp cho công việc họ làm và 65% lo lắng về việc không kiếm được tiền, khi bị đau yếu hoặc bị thương tật.

 

Trong khi đó gần một nửa nói rằng, họ sợ tài khoản của mình bị vô hiệu hóa hoặc bị đình chỉ.

 

Được biết sự phụ thuộc vào các ứng dụng và thuật toán, là nền tảng của ngành nghề nầy.

 

Thế nhưng Bí Thư Toàn Quốc của Hiệp hội Công nhân Vận tải, ông Michael Kaine nói rằng, nó có thể gây thiệt hại cho những người lao động phụ thuộc vào họ.

 

Ông Michael Kaine nói “Nghe có vẻ giống kiểu thời đại của nhà độc tài Orwell, vốn phi nhân tính".

"Công nhân đôi khi bị một thuật toán khởi động ứng dụng, mà không có lời giải thích nào cả và để quay lại ứng dụng app, đôi khi họ mất hàng tuần".

"Cuộc gọi đầu tiên của họ thường là một trí thông minh giả tạo".

"Họ đang trò chuyện với một bot tức một robot hay người máy, để cố gắng đưa công việc và sinh kế của họ trở lại đúng hướng”.

 

Được biết ngành Uber vẫn thống trị thị trường, thậm chí còn mạnh hơn sau khi Deliveroo đóng cửa chi nhánh kinh doanh tại Úc, vào tháng 11 năm rồi.

 

Uber đã nói với SBS News rằng, họ tin là tiền lương và các điều kiện của người lao động có thể được cải thiện, đồng thời bảo vệ quyền tự do lựa chọn của họ khi họ làm việc.

 

Trong một tuyên bố, Uber cho biết “Tính linh hoạt và các điều kiện tốt hơn có thể cùng tồn tại, và đề xuất ngược lại là điều bất lợi đối với những người quan trọng nhất, đó là người lao động trong nền kinh tế hợp đồng của Úc".

"Quyền tự do lựa chọn cách thức và thời điểm làm việc, là nền tảng của nền kinh tế hợp đồng tại Úc”.

 

Được biết sự sụp đổ của Deliveroo ở Úc, có nghĩa là có ít thành phần trong ngành và điều đó khiến cuộc sống của những người vất vả trên đường phố, trở nên khó khăn hơn.

 

Đối với cô Abbulwahib, điều đó có nghĩa là cô ấy không chỉ phải làm việc nhiều giờ hơn, mà còn phải sử dụng nhiều ứng dụng cô ấy đang sử dụng, để tiếp tục kiếm đủ tiền và để bảo đảm nguồn thu nhập được bảo vệ, nếu cô ấy tắt nền tảng bằng một thuật toán cô ấy không có quyền kiểm soát.

Cô nói  “Hai ngày cho Uber, vì vậy một ngày khác khi tôi hoàn tất các yêu cầu của mình, tôi sẽ sử dụng Doordash và Menulog".

 

Do lạm phát mọi thứ đều tăng lên, vì vậy chúng tôi cần trả tiền thuê xe máy, nên chúng tôi cần để làm việc nhiều giờ hơn cho cuộc sống của chúng tôi ở đây”.

 

Năm rồi, Uber và DoorDash đã ký thỏa thuận với Liên đoàn Công nhân Vận tải, để thành lập một cơ quan độc lập hỗ trợ, nhằm đặt ra các tiêu chuẩn an toàn và trả lương cho công nhân trong ngành kinh tế đặc biệt nầy.

 

Nhưng nghiên cứu ngày nay về các ngành nghề diễn ra cho thấy rằng, chỉ một tuần sau, Uber bắt đầu chiến dịch quảng cáo chống lại những thay đổi được đề xuất, nhằm cho phép Ủy ban Công bằng Việc làm ấn định mức lương tối thiểu và các điều kiện cho công nhân hợp đồng trong ngành kinh tế đặc biệt này.