Jennifer Caruso, người sống sót của Thế hệ bị đánh cắp - Stolen Generations - đang kêu gọi thực hiện các khuyến nghị của Báo cáo Bringing Them Home Report. Ảnh:  Tổ chức Healing Foundation

 

AUSTRALIA - Đã gần 30 năm kể từ khi có một phúc trình mang tính lịch sử, đề ra các kế hoạch bồi thường phù hợp cho những người sống sót trong Thế hệ bị đánh cắp. Những người ủng hộ nói rằng, tác động của việc buộc trẻ em Thổ Dân phải rời khỏi gia đình theo chính sách của chính phủ, vẫn tiếp tục cho đến tận ngày nay. Họ đang kêu gọi hành động khẩn cấp, để giúp đỡ những người sống sót trong Thế hệ bị đánh cắp.

 

Theo chính sách của chính phủ áp dụng từ những năm 1910 cho đến những năm 1970, trẻ em Thổ dân và người dân đảo Torres bị buộc phải rời khỏi gia đình, họ được biết đến với cái tên ‘Thế hệ bị đánh cắp’.

 

Bằng chứng về những tác động mang tính lịch sử đang diễn ra, đã được ghi lại rộng rãi trong một phúc trình lịch sử, được trình lên Quốc hội vào năm 1997, có tên là ‘Đưa họ về nhà’.

 

Người ta ước tính việc cưỡng bức di dời ảnh hưởng từ 1 trong 10, đến 1 trong 3, trẻ em của các Quốc gia Bản địa và không có một cộng đồng Thổ dân nào trên đảo Torres, mà không bị thay đổi mãi mãi.

 

Trong những năm kể từ khi phúc trình được trình lên Quốc hội vào ngày 26 tháng 5, ‘Ngày Xin lỗi Quốc gia‘ hàng năm được tổ chức, để tưởng nhớ và ghi nhận những gì đã xảy ra.

 

Người phụ nữ thuộc bộ tộc ở phía đông Arrernte, Tiến sĩ Jennifer Caruso được đưa ra khỏi gia đình khi còn nhỏ, bà tiếp tục trở thành một học giả về văn hóa và lịch sử Thổ dân.

 

Bà nói rằng, những hậu quả đối với những người sống sót trong ‘Thế hệ bị đánh cắp’ là rất sâu sắc.

"Tôi không biết gì về chuyện đó và vẫn đang trong tiến trình hòa nhập rất hiệu quả".

"Tôi biết rằng, đây là một tài liệu nói về tôi và ở đâu đó trong đó có tôi, là người chưa từng nói chuyện với một Thổ dân nào 5 tuổi, tìm thấy cho mình một gia đình và một mối quan hệ trong tài liệu này”.

 

 

Tiến sĩ Caruso là một trong số những người đã phát biểu tại một diễn đàn ở Canberra hôm qua, về 'Công việc còn dang dở' của báo cáo ‘Đưa họ về nhà’.

 

Là một cột mốc quan trọng trong quá trình nói lên sự thật, phúc trình kết luận các chính sách cưỡng bức di dời của chính phủ là ‘vi phạm trắng trợn’ nhân quyền của trẻ em bản địa.

 

Họ cũng cho biết, việc cưỡng bức trục xuất là ‘một hành động diệt chủng, trái với Công ước về diệt chủng, được Úc phê chuẩn năm 1949’.

 

Phúc trình cũng nêu ra 54 khuyến nghị nhằm hàn gắn và hòa giải, bao gồm việc cung cấp các khoản bồi thường và cải thiện dịch vụ, cho các thành viên Thế hệ bị đánh cắp.

 

Vậy kể từ năm 1997, có bao nhiêu khuyến nghị trong số đó đã được đáp ứng?

 

Gần như không có đủ, theo người đàn ông thuộc bộ tộc Yawuru là ông Peter Yu, có bà nội là thành viên của Thế hệ bị đánh cắp.

 

Là Phó chủ tịch các Quốc gia Thứ nhất tại Đại học Quốc gia Úc cho biết, đây là một thất bại kinh khủng.

Ông Peter Yu nói, "Chính phủ liên bang và tiểu bang đã thất bại trong việc đáp ứng phúc trình ‘Đưa họ về nhà’, mặc dù đạt được rất ít tiến bộ".

"Ở một số khu vực, chưa bao giờ có nỗ lực hợp tác, hoặc có hệ thống nhằm giải quyết các khuyến nghị mà báo cáo đưa ra, mà hầu hết chưa bao giờ được thực hiện".

"Đó là một khoảng thời gian thú vị vì vào thời điểm đó có một số báo cáo khá quan trọng, thực sự có khả năng tác động đến chúng ta ngày nay".

"Phúc trình ‘Đưa họ về nhà’ khi đó, tất nhiên có Ủy ban Điều Tra Hoàng gia về những cái chết của Thổ dân bị giam giữ, nhưng tất nhiên không ai trong số họ tiến triển đến bất kỳ nội dung nào, hoặc bất kỳ ý nghĩa thực sự nào”.

“Chúng tôi biết những tổn thương và mức độ tự tử vẫn tiếp diễn, do biểu hiện của chấn thương giữa các thế hệ.”

 

Được biết Tổ chức ‘Healing Foundation và First Nations Portfolio’ của Đại học Quốc gia Úc, đã tổ chức diễn đàn.

 

Chủ đề chính là tính cấp bách ngày càng gia tăng của các khuyến nghị nổi bật, với nhiều người sống sót trong ‘Thế hệ bị đánh cắp’ già cỗi, vẫn không thể tiếp cận được kế hoạch bồi thường đầy đủ và công bằng.

 

Người phụ nữ thuộc bộ tộc Yawuru, là bà Shannan Dodson, Giám đốc điều hành của Healing Foundation, một tổ chức quốc gia khuếch đại tiếng nói của những người sống sót trong ‘Thế hệ bị đánh cắp’ cho biết, các kế hoạch khắc phục hiện tại, không đủ để giải quyết nhu cầu của những người sống sót.

 

Bà Shannan Dodson nói, "Để có sự đền bù được nhất quán, công bằng và bình đẳng trên toàn quốc cho những người sống sót trong Thế hệ bị đánh cắp và đó là tất cả những người sống sót trên khắp đất nước, chúng tôi đã có các chương trình khắc phục và hiện tại chúng tôi cũng đang mở các chương trình khắc phục".

"Nhưng không phải tất cả những người sống sót, đều có quyền tiếp cận các chương trình khắc phục đó và chúng tôi chưa thấy các chương trình này ở Tây Úc và Queensland".

"Các dịch vụ cung cấp thông tin về chấn thương được điều chỉnh, để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người già, sức khỏe tâm thần, khuyết tật và nhà ở riêng biệt của những người già sống sót trong Thế hệ bị đánh cắp, đồng thời tiếp cận nhất quán trên toàn quốc, với các hồ sơ lịch sử và đương đại, bao gồm cả trường hợp tử vong khi sinh và hôn nhân cho những người sống sót, thuộc Thế hệ bị đánh cắp và gia đình họ”.

 

Dữ liệu gần đây nhất hiện có cho thấy, có hơn 30.000 người sống sót trong Thế hệ bị đánh cắp, tất cả đều ở độ tuổi từ 50 trở lên vào năm 2022.

 

Những người sống sót và gia đình của họ phải đối mặt với thêm bất lợi, phát sinh từ việc di dời so với những người Thổ dân và người dân đảo Torres cùng độ tuổi, không trực tiếp trải qua việc di dời.

 

Giáo sư Peter Yu nói rằng, điều cần thiết là phải ghi nhớ những đau khổ đang diễn ra, mà người Úc bản địa phải trải qua.

" Tôi không tin có một gia đình Thổ dân nào ở Úc, lại không có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với Thế hệ bị đánh cắp".

"Vì vậy nó cho bạn thấy những chính sách rất có chủ ý và phổ biến vào thời điểm đó, nhằm loại bỏ chúng ta khỏi bề mặt trái đất".

"Tôi nghĩ chúng ta phải nghĩ về những điều này diễn ra một cách rất tàn bạo, bởi vì lịch sử có cách làm giảm bớt bản chất của cảm xúc, không thừa nhận nỗi đau khổ của con người, nỗi đau tinh thần cũng như tác động của nó".

"Chúng tôi biết những tổn thương và mức độ tự tử vẫn tiếp diễn, do biểu hiện của chấn thương giữa các thế hệ”.