Hàng trăm người đã tham dự một cuộc biểu tình ủng hộ dự luật của Ben Hood nhằm thay đổi luật phá thai hiện hành tại tiểu bang Nam Úc. (ABC News)

 

 

NAM ÚC - Hơn 1.000 người đã tập hợp đằng trước Tòa nhà Nghị viện Tiểu bang Nam Úc để bày tỏ sự ủng hộ đối với kiến nghị thay đổi luật phá thai của tiểu bang.

 

Ben Hood, Nghị sĩ của đảng Tự do, đã đưa ra một dự luật của thành viên mình tại thượng viện, nếu thành công, sẽ yêu cầu những người muốn chấm dứt thai kỳ từ 27 tuần và sáu ngày tuổi phải sinh con còn sống.

 

Dự luật này đã làm dấy lên sự chỉ trích gay gắt từ nhiều người phản đối cả trong và ngoài nghị viện, với việc dự luật này bị bộ trưởng y tế của tiểu bang dán nhãn là "cực đoan".

 

Một nhóm nhỏ những người phản đối dự luật của Ben Hood cũng có mặt bên ngoài Tòa nhà Nghị viện (ABC News: Daniel Litjens)

 

 

Joanna Howe, là nhân vật vận động chống phá thai, và, là giáo sư luật ở Đại học Adelaide, cho biết mục đích của cuộc biểu tình là "nói về những tác động" của luật phá thai hiện hành và "yêu cầu thay đổi".

 

Giáo sư Howe nói, "Câu hỏi đặt ra là, với tư cách là người Nam Úc, chúng ta có muốn cô ấy sinh đứa trẻ chết lưu (stillborn), hay, chúng ta mong đợi đứa trẻ đó được sinh ra còn sống? Đó là tất cả những gì chúng tôi muốn nói",

"Đây không phải là một đạo luật chống phụ nữ, chống phá thai".

 

 

Joanna Howe ủng hộ dự luật sửa đổi luật phá thai của Ben Hood. (ABC News: Daniel Litjens)

 

 

Hiện tại, luật đặt ra các điều kiện cho "việc chấm dứt thai kỳ bởi bác sĩ sau 22 tuần và 6 ngày".

 

Bản sửa đổi của ông Hood đề xuất thêm một tiểu mục mới: "Bác sĩ chỉ được can thiệp để chấm dứt thai kỳ của một người đã mang thai hơn 27 tuần và sáu ngày nếu có ý định giúp thai nhi sống sót sau khi được sanh (đẻ) ra".

 

Ông Hood cho biết, trong trường hợp như vậy, một em bé sinh ra ở tuần thứ 28 sẽ "nhận được sự chăm sóc sơ sinh" và người mẹ có thể chọn cho con nuôi.

 

Bethany Mars, một người tham gia cuộc biểu tình, cho biết luật phá thai hiện tại là "man rợ".

 

Cô nói "Tôi nghĩ họ đang gửi một thông điệp thực sự rõ ràng và mạnh mẽ đến Adelaide rằng, đây là một sự bất công man rợ, rằng vấn đề này đã kéo dài quá lâu, với quá nhiều lời nói dối được nói với mọi người về bản chất của phá thai ngày nay",

"Những sinh mạng vô tội đang bị mất đi do những vụ phá thai mà lẽ ra không cần thiết xảy ra sau 22 tuần, và chúng tôi muốn điều đó chấm dứt".

 

Bethany Marsh đã tham gia cuộc biểu tình để ủng hộ những thay đổi đối với luật phá thai hiện hành. (ABC News: Daniel Litjens)

 

Michelle Lensink, Nghị sĩ Thượng viện thuộc đảng Tự do, người đã giúp thúc đẩy các luật ở tiểu bang Nam Úc trong việc để không còn coi phá thai là tội phạm vào năm 2021, cho biết dự luật của ông Hood đang cố gắng "sửa chữa một điều sai trái không tồn tại".

 

Bà nói "Có rất nhiều điều trong dự luật của họ mà tôi nghĩ là chưa được cân nhắc kỹ lưỡng, và tôi nghĩ sẽ khiến nhiều người Nam Úc cảm thấy kinh hoàng",

"Quyết định chấm dứt thai kỳ không phải là những quyết định hời hợt đối với phụ nữ hoặc nhóm y tế của họ".

 

Tổ Chức Chuyên Môn Sản phụ khoa Hoàng gia Úc và New Zealand (Royal Australian and New Zealand College of Obstetricians and Gynaecologists - RANZCOG) cũng phản đối động thái này.

Chủ tịch của ủy ban tại tiểu bang Nam Úc, Heather Waterfall, cho biết rất ít ca phá thai xảy ra sau 28 tuần.

 

Bà cho biết việc phá thai trong tam cá nguyệt thứ ba thường "chỉ xảy ra trong những tình huống vô cùng nghiêm trọng".

Bà noi "Thông thường là do sức khỏe thể chất hoặc tinh thần của người phụ nữ bị đe dọa do thai kỳ, hoặc do có mối lo ngại nghiêm trọng đối với thai nhi — đứa trẻ có thể được sanh ra — rằng có điều gì đó không ổn với đứa trẻ đó".

 

Đảng đối lập cho biết sẽ cho phép các nghị sĩ của họ tự do bỏ phiếu theo quan điểm cá nhân về vấn đề này, trong khi đảng Lao động vẫn chưa thông báo liệu họ có làm điều tương tự hay không.