Cừu sống trên tàu xuất cảng tại cảng Fremantle ở Tây Úc (AAP). Ảnh: RICHARD WAINWRIGHT/AAPIMAGE

 

 

 

Những nông gia nuôi cừu ở Tây Úc đã bị giáng một đòn vào sinh kế khi ngành xuất cảng cừu sắp chấm dứt. Sau một loạt sự việc liên quan đến cừu xuất cảng bị mắc kẹt trên biển trong nhiều tháng, chính phủ liên bang đang hạn chế xuất cảng cừu sống và sẽ chấm dứt hoàn toàn hoạt động này sau gần 4 năm tới.

 

Tại một trang trại cách Perth khoảng hai tiếng rưỡi lái xe về phía nam, Scott Ewen đang chuẩn bị hàng ngàn con cừu để gởi đến Trung Đông.

 

Đó là việc kinh doanh mà ông và gia đình đã làm qua nhiều thế hệ, nhưng thời gian dành cho ngành xuất cảng cừu sống không còn nhiều nữa.


"Hiện tại vẫn chưa rõ ràng, nhưng chúng tôi sẽ không cần đấu tranh, mà tôi thực sự khá tự tin cho rằng chúng tôi có thể thay đổi quyết định này.”

 

 

Sau một loạt sự việc liên quan đến chuyện cừu bị mắc kẹt trên biển trong nhiều tháng, Chính phủ Liên bang đã cam kết hạn chế xuất cảng cừu sống và sẽ chấm dứt hoàn toàn hoạt động này trong gần 4 năm tới.

 

Hầu hết cừu xuất cảng từ Úc, đều được chuyển đi từ các trang trại tại Tây Úc, ở vùng Wheatbelt của tiểu bang.

 

Nông gia cho biết thị trường thịt cừu trong nước đang dư thừa nguồn cung và họ phải dựa vào thị trường Trung Đông.

 

Chuyên viên tư vấn quản lý trang trại, Mark Allington, cho nay những quốc gia Trung Đông luôn là đối tác thương mại đáng tin cậy cho xuất cảng cừu.

"Các quốc gia Trung Đông có mối liên hệ sâu sắc, về văn hóa và tôn giáo với thịt cừu. Ngoài ra, về độ tươi, họ chỉ tin tưởng vào độ tươi của cừu sống. Vì vậy, chúng tôi đang yêu cầu họ nên làm một điều gì đó vào lúc này, mà tôi không thể tưởng tượng nếu lệnh cấm ban hành sẽ giảm sút nhiều thế nào”.

 

 

Tương lai của ngành xuất cảng cừu đã bấp bênh trong nhiều năm và nông gia nói rằng các hoạt động đầu cơ đã làm suy yếu niềm tin vào ngành này rất nhiều.
 

"Vì vậy, trong 5 năm qua, giá bán cừu trung bình cho tất cả khách hàng của chúng tôi là khoảng 105 đô-la cho mỗi con cừu. Trong 12 tháng qua giá này chỉ còn 45 đô-la một con. Scott và tất cả những nông gia đồng nghiệp của anh ấy, đều thấy chi phí vận hành kinh doanh cừu đã tăng 30% trong 5 năm qua, mà giá bán cừu thì giảm tới 60% trong năm 2023. Vì vậy, đây trở thành tổn thất kinh doanh đáng kể cho các doanh nghiệp chăn nuôi cừu."

 

 

Tuy nhiên, các nhóm bảo vệ động vật đang ăn mừng việc loại bỏ dần hoạt động xuất cảng động vật sống như một chiến thắng cho cuộc vận động của họ.

 

Bác sĩ Sue Foster từ Tổ chức Các bác sĩ Thú y Chống Xuất cảng động vật sống cho biết việc chấm dứt hoạt động buôn bán này sẽ làm tăng đáng kể chất lượng cuộc sống của động vật.

"Kết quả cuối cùng đều giống nhau, đó là một con cừu bị chết, nhưng việc để cho con cừu đó đi đến được tới điểm cuối cùng đó lại cực kỳ khác nhau. Úc có luật về phúc lợi động vật mạnh mẽ cần phải tuân theo. Các lò mổ có quy định chặt chẽ ở đất nước này, và một con vật được giết mổ ở Úc có khoảng cách vận chuyển ngắn và tuân theo luật phúc lợi động vật của Úc."

 

 

Để loại bỏ dần hoạt động buôn bán cừu sống, Chính phủ Liên bang đã đề xuất 107 triệu đô-la nhằm mở rộng các nhà máy chế biến cừu địa phương, và cố gắng tăng cường năng lực mua thịt cừu tại địa phương.

 

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nông nghiệp Tây Úc, Jackie Jarvis, tin rằng việc cấm xuất cảng cừu sống sẽ khiến nền kinh tế tiểu bang thiệt hại 123 triệu đô-la mỗi năm.

 

Bộ trưởng Nông nghiệp Liên bang Murray Watt cho hay gói hỗ trợ chuyển tiếp trị giá 107 triệu đô-la sẽ mang lại sự chắc chắn cho những người chăn nuôi cừu.

 

Nông gia nói rằng việc loại bỏ dần hoạt động xuất cảng cừu không chỉ là một đòn giáng kinh tế mà còn là một đòn xã hội.

 

Họ cảnh báo rằng nhiều gia đình sẽ rời bỏ vùng nông thôn và đẩy nhanh sự suy tàn của các cộng đồng nông thôn.

 

Scott Ewen nói ông hy vọng Chính phủ Liên bang sẽ đảo ngược quyết định của mình, nhưng ông đang cố gắng lập kế hoạch cho tương lai, bất kể điều đó có thể không chắc chắn đến mức nào.
 

“Về hoạt động kinh doanh cá nhân của chúng tôi, tôi vẫn chưa nhìn thấy sự sụt giảm, ngoại trừ năm nay số cừu lên thuyền ít hơn, vì thuyền không đến, do quy định của chính phủ. Vì vậy, tôi chỉ bán được một phần ba số hàng cần bán năm nay, kế hoạch sẽ là - Tôi đã đưa một phần đàn cừu của mình đến một trạm lai tạo, để cố gắng nhắm mục tiêu vào thị trường thịt địa phương ở đây, nhưng tôi không phải là nông gia duy nhất làm điều này, có lẽ sẽ có số lượng dư thừa vào cuối mùa, và tất cả chúng tôi sẽ phải chiến đấu với khó khăn."

 

 

Nông gia hiện đang phải đưa ra quyết định khó khăn về việc có nên giảm số lượng cừu và chuyển sang trồng các loại cây trồng như cải dầu hay lúa mì hay không.

 

Nhưng không phải tất cả các trang trại đều phù hợp với cây trồng và một số nông gia đang phải đối mặt với quyết định bán hết trang trại cừu và bỏ đi nơi khác.