Ông Mike Burgess tin rằng khủng bố là mối đe dọa đối với an ninh nước Úc nhưng gián điệp nước ngoài vẫn là vấn đề to lớn hơn. Nguồn:March 2018 AAP Image/Mick Tsikas

 

AUSTRALIA - Chính phủ liên bang cho biết khủng bố là một vấn nạn phức tạp, đa dạng và lâu dài đối với nước Úc và nó có thể bị thúc đẩy bởi thái độ cực đoan đối với các nhóm thiểu số, khi ý thức hệ có động cơ tôn giáo hoặc chủng tộc nắm giữ. Trong bài đầu tiên của 'To The Extreme', nhà chức trách giải thích cách họ thích ứng với mối đe dọa luôn thay đổi của chủ nghĩa cực đoan và mức độ nguy hiểm đối với người Úc, khi đối mặt với các cuộc tấn công có thể xảy ra trong tương lai.

 

Từ các cuộc biểu tình chống phong tỏa, đến hành vi đe dọa bao gồm giá treo cổ và thòng lọng được dựng bên ngoài Quốc hội Victoria vào cuối năm ngoái, rõ ràng điều kiện đại dịch đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho thái độ chống chính phủ bùng nổ.

 

Những kẻ kích động cực hữu đã có cơ hội phát triển phong trào của họ thông qua các kênh trực tuyến, tạo nên thái độ thận trọng chung cho toàn cộng đồng hướng đến sự ngờ vực.

 

Được biết vấn đề chủ nghĩa cực đoan và tuyển mộ thành viên mới vào những nhóm, có thể là những nhóm nguy hiểm với quan điểm thù hận không phải là chuyện mới.

 

Phó Ủy viên Cảnh sát Victoria, ông Ross Guenther, phụ trách vấn đề an toàn và an ninh công cộng.

 

Ông thừa nhận thế giới trực tuyến có thể khó kiểm soát và quản lý.

Ông nói “Môi trường của đại dịch thực sự đã chứng kiến Cảnh sát Victoria tiến hành hàng chục cuộc điều tra, dựa trên các đe dọa để buộc tội và điều đó chứng tỏ rằng, những lời phát biểu trên trang mạng có hậu quả trong cuộc sống thực tế".

"Nếu việc nầy có liên quan hoặc có thể áp dụng, thì hoạt động này có thể được bổ sung bằng những hoạt động mang tính chất trị liệu hơn, như chương trình chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo lực của chúng tôi”.

 

Ông cho biết, khi cảnh sát xác định được nguy cơ có ý định thực hiện bạo lực có động cơ tôn giáo hoặc ý thức hệ, họ sẽ liên hệ đến các điều tra viên chống khủng bố, bao gồm các thám tử của Cảnh sát Victoria và Cảnh sát Liên bang Úc.

 

Phụ tá Ủy viên Cảnh sát Liên bang Úc về chống khủng bố và điều tra đặc biệt là ông Scott Lee.

 

Ông cho biết cảnh sát nhắm mục tiêu vào tội phạm, thay vì một số hệ tư tưởng hoặc lý lịch nhất định.

Ông Scott Lee nói “Chắc chắn chúng tôi đã thấy sự gia tăng số lượng các cuộc điều tra về chủ nghĩa cực đoan bạo lực, có động cơ tư tưởng được thực hiện, chắc chắn phần lớn trong số đó, hoặc các mối đe dọa mà chúng chủ yếu liên quan đến chủ nghĩa dân tộc và phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa cực đoan bạo lực, những kẻ gây ra mối đe dọa".

"Vì vậy, đó là những cá nhân rõ ràng là chống Do Thái, chống Hồi giáo, hoặc có quan điểm dân tộc chủ nghĩa là người theo chủ nghĩa tối cao Da trắng, hoặc tân Quốc xã là các thí dụ.”

 

Ủy viên cảnh sát Lee cảnh báo rằng, những kẻ cực đoan đã lợi dụng sự cô đơn và cô lập của người dân, trong thời gian hạn chế vì COVID.

Scott Lee nói “Kết quả là, việc sử dụng trang mạng trực tuyến đã tăng lên, dẫn đến việc tăng cường tuyển dụng các cá nhân có thể dễ bị cực đoan hóa trực tuyến và nhắn tin cực đoan hơn".

"Vì vậy theo quan điểm của chúng tôi, phần lớn trong số đó đã ở trong môi trường trực tuyến, chứ không phải là chúng tôi nhìn thấy ý định và khả năng của họ, trong môi trường hiển hiện vào thời điểm hiện tại".

"Thế nhưng đó rõ ràng là điều mà chúng tôi theo dõi chặt chẽ, thực hiện các cuộc điều tra và nếu có thể sẽ phá vỡ ở giai đoạn đầu”.

 

Trong khi đó một số nghiên cứu về chủ nghĩa cực hữu cho thấy, hoạt động cực đoan nầy có xu hướng gia tăng trong thời điểm khủng hoảng, cũng như khai thác cơ hội để tăng cường tuyển dụng.

 

Giáo sư Mario Peucker, nhà nghiên cứu cao cấp của Đại học Victoria cho biết, khả năng hiển thị của công chúng và mức độ phủ sóng trên các phương tiện truyền thông, là một phần của chiến lược.

Giáo sư Mario Peuker nói “Người ta không chỉ bị kéo vào chủ nghĩa cực hữu vì sự tương đồng về tư tưởng, mà còn vì nhu cầu tâm lý hay xã hội nào đó nên họ không cảm thấy được lắng nghe".

"Nếu người ta không cảm thấy được quan tâm, được tôn trọng, không cảm thấy được kết nối thì họ dễ bị tổn thương hơn, trước một loại cộng đồng mà nhóm cực hữu tạo ra, dường như được chào đón nhiều hơn đối với một số nhóm người nhất định”.

 

Tiến sĩ Peucker nói rằng, những nhóm này cũng có thể coi các phương tiện truyền thông và các tổ chức khác là kẻ thù.

Tiến sĩ nói “Các nguyên tắc chính yếu của chủ nghĩa cực hữu, biện minh cho việc sử dụng thuật ngữ bao trùm, đó là tất cả đều đi ngược lại các nguyên tắc dân chủ".

"Điều đó có thể biểu hiện ở sự phân biệt chủng tộc, trong chứng sợ Hồi giáo, dưới các hình thức khác nhau, nhưng cũng có một hình thức hung hãn nữa của chủ nghĩa dân tộc”.

 

Ông nói thêm rằng, việc không lên tiếng chống lại những kẻ cực đoan và thách thức quan điểm của họ, có thể làm trầm trọng thêm tác dụng của chúng.

 

Thế nhưng làm thế nào những người ủng hộ cộng đồng và các nhà lãnh đạo tôn giáo, có thể xoay chuyển thái độ của những cá nhân bên lề xã hội, hoặc những người trẻ dễ bị ảnh hưởng?.

 

Một người Úc theo đạo Hồi nói rằng, điều quan trọng là những người có nền tảng di dân phải hiểu rõ hơn, về cách thức hoạt động của chính quyền ở Úc, khi nhiều người thường có ký ức về việc kiểm soát chế độ ở quê nhà.

 

Ông Basim Alansari, sống ở Sydney, nói rằng mọi người trong xã hội, có trách nhiệm ứng phó với mối đe dọa.

Ông Basim Alansari nói “Hệ thống hiện tại của cảnh sát chỉ can thiệp khi tội phạm xảy ra, thực sự là một hệ thống rất lỗi thời và chúng ta đang sống ở thế kỷ 21".

"Bạn có thể đọc các dấu hiệu, có thể nhận ra các dấu hiệu, bạn có thể ngăn chặn chúng sớm hơn nhiều và chúng tôi biết ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’.

"Thành thật mà nói khi chúng ta nói về chủ nghĩa cực đoan, hay bất kỳ loại hoạt động khủng bố nào, những điều này không xảy ra trong một sớm một chiều, mà chúng xảy ra trong một thời gian rất dài".

"Vì vậy nếu tìm cách ngăn chặn, chúng ta sẽ thành công hơn nhiều”.

 

Một ký giả hỏi “Công bằng mà nói với cảnh sát, tôi đoán họ có những cáo buộc như: có ý định làm hại, hoặc âm mưu thực hiện một hành động khủng bố, nhưng đúng là đôi khi quá muộn, phải không ?”

 

Basim Alansari trả lời “Đó là điều tiến bộ, tôi đang nói về các nhóm thanh thiếu niên của chúng ta chẳng hạn. Tôi đang nói về những đứa trẻ mới 12 và 13 tuổi, đang trên con đường bị ảnh hưởng, để rồi đi trên con đường đó, nên việc ngăn chặn phải xảy ra từ đó”.

 

Được biết một cuộc điều tra gần đây về chủ nghĩa cực đoan ủng hộ mối quan tâm của ông Basim Alansari về những thanh thiếu niên này, những người có xu hướng khuất phục trước những hệ tư tưởng nguy hiểm.

 

Trong khi đó một báo cáo tạm thời về chủ nghĩa cấp tiến và cực đoan từ Ủy ban Quốc hội về Tình Báo và An Ninh được công bố đầu năm nay cho biết, trẻ em dưới 13 tuổi tiếp cận chủ nghĩa cực đoan.

 

Cuộc điều tra hiện đã kết thúc cho rằng, số tiền của ASIO tức Tổ chức Tình báo An ninh Úc, dành theo dõi chủ nghĩa cực đoan về ý thức hệ, đã tăng từ 30% lên khoảng 40% trong hoạt động chống khủng bố của tổ chức này.

 

Ủy viên Cảnh sát Lee một lần nữa cho biết.

Scott Lee nói “Chắc chắn kể từ năm 2020, chúng tôi đã chứng kiến sự gia tăng số lượng người theo chủ nghĩa cực đoan bạo lực có động cơ tư tưởng, tăng lên khoảng 15% khối lượng công việc tổng thể của chúng tôi".

"Vì vậy, nó đã tăng khoảng 13% trong thời gian đó và nó vẫn còn ở mức đó, trong vài năm qua".

"Chúng tôi dự đoán nó có thể tiếp tục tăng nhưng có thể đạt đến mức nào, hiện tại chúng tôi không biết và rất khó để chúng tôi tiên đoán”.

 

Được biết cuộc điều tra mới nhất về chủ nghĩa cực đoan đã bắt đầu ở Victoria, sau lệnh cấm của tiểu bang nầy đối với chữ Vạn của Đức Quốc xã trưng bày trước công chúng.

 

Các đề nghị tương tự đang được xem xét ở Queensland, New South Wales và Tasmania.

 

Trong khi đó Tiến sĩ Colin Rubenstein của Hội đồng Các vấn đề Do Thái và Israel, đã phát biểu trong một phiên điều trần vào tháng 6 rằng, những người phạm tội tự cực đoan hoá thường là những cá nhân cô độc không liên kết.

Colin Rubenstein nói “Khi nói đến mối đe dọa an ninh, Úc rất may mắn khi không trải qua một vụ bạo lực gây thương vong hàng loạt, có động cơ chủng tộc do những kẻ tấn công, được gọi là những con sói đơn độc tự cực đoan tiến hành, mà chúng ta đã thấy gần đây ở Hoa Kỳ, tất nhiên là vào năm 2019 ở New Zealand và 2011 ở Na Uy”.

 

Tiến sĩ Rubenstein nói rằng, cần phải có quy định và giám sát các phương tiện truyền thông xã hội.

 

Phát ngôn nhân của Bộ Nội vụ cho biết, họ đang làm việc với các cơ quan liên bang, tiểu bang và vùng lãnh thổ để chống lại chủ nghĩa cực đoan, thông qua các sáng kiến trực tuyến, bao gồm cả việc cải huấn các phần tử cực đoan.

 

Trước cuộc bầu cử liên bang năm nay, đảng Lao động đang thúc đẩy việc xem các nhóm cực hữu, bị đối xử như nhóm I-S, al-Qaeda và các nhóm khủng bố khác.

 

Khi SBS yêu cầu cung cấp thêm thông tin về kế hoạch này, Bộ Nội vụ cho biết trong một tuyên bố rằng: “Chính phủ Úc cam kết giữ an toàn cho người Úc, khỏi mọi hình thức cực đoan bạo lực”

 

Hồi cuối năm rồi, chính phủ liên bang của Liên Đảng khi đó đã đặt tên cho nhóm Tân Quốc xã The Base, là một tổ chức khủng bố.

 

Nhóm người theo chủ nghĩa tối cao Da trắng, phần lớn có trụ sở ở Bắc Mỹ, bị chính phủ liên bang xác định là phân biệt chủng tộc.

 

Thế nhưng Tiến sĩ Rubenstein đã nói với cuộc điều tra ở Victoria rằng, The Base và các nhóm cực hữu khác đều có sự hiện diện tối thiểu ở Úc.

Tiến sĩ Colin Rubenstein nói “Không có bằng chứng cho thấy bất kỳ mối đe dọa an ninh có tổ chức nào, mặc dù những lời phát biểu của họ trực tuyến và ở đời thường".

"Điều tương tự cũng áp dụng cho mạng xã hội chủ nghĩa Quốc gia, một nhóm tân Quốc xã của Úc có trụ sở tại Victoria, được mô tả là một tổ chức nghiệp dư, vô tổ chức, có mâu thuẫn nội bộ”.

 

Được biết cuộc điều tra về chủ nghĩa cực đoan ở Victoria, vẫn tiếp tục cho đến cuối tháng.

 

Để báo cáo bất kỳ hoạt động khủng bố đáng ngờ hoặc bị nghi ngờ nào, hãy liên hệ với đường dây nóng an ninh quốc gia theo số 1800 123 400, hoặc 000 trong trường hợp khẩn cấp.