Thủ tướng Rishi Sunak trong một buổi bàn luận về dự luật chống nhập cư bất hợp pháp (Ảnh: SBS).

 

ANH QUỐC - Thủ tướng Rishi Sunak thông báo từ nay người tầm trú đến Anh bằng thuyền hoặc đường bộ sẽ bị giam giữ, trục xuất và suốt đời cấm không được quay lại nước này.

 

Thông báo của Thủ tướng Vương quốc Anh, Rishi Sunak, nhằm giới hạn làn sóng nhập cư bất hợp pháp mang dấu ấn của nước Úc.

"Mọi người phải biết rằng nếu họ đến đây bất hợp pháp, họ sẽ bị giam giữ và trục xuất nhanh chóng. Một khi điều này xảy ra và họ biết điều đó sẽ xảy ra, họ sẽ không đến và tàu thuyền vượt biên sẽ dừng lại."

 

"Chặn đứng tàu" đã trở thành câu nói cửa miệng quen thuộc của Chính phủ Morrison trước đây khi chính phủ này áp dụng chính sách cứng rắn đối với những người xin tị nạn đang cố gắng tìm đường đến Úc bằng đường biển. Và để không còn nghi ngờ gì nữa, ông đang tìm cách áp dụng câu thần chú liên minh tương tự đó, Thủ tướng Sunak đã công bố chính sách mới của mình trước tấm biển "Stop the boats" nổi bật.

"Tôi hiểu sẽ có tranh luận về sự cứng rắn của các biện pháp này. Tất cả những gì tôi có thể nói là chúng tôi đã thử mọi cách khác và nó không hiệu quả. Vì vậy, tôi nói lại lần nữa, chính sách của tôi rất đơn giản: Đó là đất nước này và chính phủ của bạn, những người sẽ quyết định ai được phép vào đây, chứ không phải các băng nhóm tội phạm."

 

Theo Dự luật Di cư Bất hợp pháp, những người xin tị nạn đến bằng thuyền sẽ bị giam giữ ngay lập tức và sau đó bị trục xuất - trở về quê hương của họ hoặc đến một nước thứ ba. Họ cũng sẽ suốt đời bị cấm quay lại Vương quốc Anh. Luật sư di trú Harjap Singh Bhangal đã nói với ABC rằng cách tiếp cận này không thực tế và vi phạm các công ước tị nạn quốc tế.

"Anh không thể ngăn bất kỳ ai xin tị nạn. Điều anh có thể làm là nói rằng chúng tôi sẽ cứu xét yêu cầu của bạn và đưa ra quyết định về điều đó. Anh không thể chỉ quay thuyền lại và gửi họ trở lại nơi họ đến. Anh phải cung cấp điều kiện để đơn xin tịn nạn được cứu xét, và để các khiếu nại được lắng nghe. Vì vậy, chính sách này không tương thích với những gì chúng ta đã ký vào công ước tị nạn sau chiến tranh thế giới thứ hai."

 

Nhưng Thủ tướng Rishi Sunak chỉ ra số lượng lớn những người cố gắng vào nước Anh qua eo biển Manche từ Pháp. Chỉ riêng năm ngoái đã có 45.000 người – so với chỉ 300 vào năm 2018.

"Đây là một đất nước luôn cởi mở, chào đón, từ bi và hào phóng với những người gặp khó khăn. Đó là thành tích của chúng ta, đó là lòng trắc ẩn của chúng ta, và mọi người nên vô cùng tự hào về điều đó. Nhưng điều không phải là lòng trắc ẩn, là cho phép tình hình hiện tại tiếp diễn. Không có gì là từ bi khi để những người dễ bị tổn thương chết trên biển."

 

Hoàn cảnh của những người xin tị nạn đang cố gắng tìm đường đến châu Âu và Vương quốc Anh càng được lưu ý hơn sau thảm kịch mới nhất trên biển. Ít nhất 72 người đã thiệt mạng vào tuần trước - trong đó có 28 trẻ em - trong một vụ đắm tàu ngoài khơi bờ biển phía nam nước Ý. Chính phủ Ý đã bị chỉ trích nặng nề vì cách giải quyết thảm họa. Nghị sĩ đối lập Angelo Bonelli đã chỉ trích quyết định chỉ gửi thuyền của cảnh sát biển chứ không phải các đơn vị cứu hộ của lực lượng tuần duyên để hỗ trợ con tàu ngay sau khi nó được phát hiện.

"Cả một hệ thống đang thất bại dưới con mắt của dư luận và đang thể hiện sự vô nhân đạo của nó. Chính sự vô nhân đạo đó đang khiến Lực lượng Tuần duyên biển chuyển hướng khỏi nhiệm vụ giải cứu người dân."

 

Nhưng Bộ trưởng Nội vụ Matteo Piantedosi đã bác bỏ tuyên bố rằng các chính sách của chính phủ nhằm ngăn chặn di cư bất hợp pháp đóng một vai trò trong vụ đắm tàu.

“Việc tuyên bố rằng các nỗ lực giải cứu đã được điều chỉnh hoặc thậm chí bị chính phủ ngăn cản là một sự sai lầm nghiêm trọng xúc phạm danh dự và tính chuyên nghiệp của những người điều hành chúng tôi.”

 

Ông cho biết khi giới chức hàng hải phát hiện chiếc thuyền lần đầu tiên, nó không có dấu hiệu gặp nạn. Chỉ đến khi Lực lượng Tuần duyên của Ý xác định cần phải tiến hành một chiến dịch giải cứu thì đã quá muộn.