Thượng nghị sĩ Jana Stewart hôn con khi bà lắng nghe Thủ tướng Anthony Albanese đưa ra tuyên bố của ông về Báo cáo Thực hiện Thu hẹp Khoảng cách tại Hạ viện tại Tòa nhà Nghị Viện ở Canberra, Thứ Tư, ngày 30 tháng 11 năm 2022. (Hình ảnh AAP/Lukas Coch) KHÔNG LƯU TRỮ Nguồn: AAP / LUKAS COCH/AAPIMAGE

 

AUSTRALIA - Phúc trình về ‘Thu Hẹp Khoảng cách’ năm nay cho thấy mức độ tiến bộ hạn chế, với 4 mục tiêu đang đi đúng hướng, nhưng 4 mục tiêu khác lại đi thụt lùi. Các nhóm Thổ Dân cho rằng. nó cho thấy 'câu chuyện đang diễn ra quá chậm' và cần nêu bật ‘Tiếng nói Bản địa trước Quốc hội’.

 

Mặc dù đây có thể là bản cập nhật đầu tiên về báo cáo Thu hẹp khoảng cách dưới chính phủ Lao động mới, nhưng câu chuyện từ những phát hiện của năm nay, là một điều mà người Úc đã biết quá rõ.

 

Khoảng cách giữa Thổ dân và người Úc không phải là người bản địa, đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn ở một số khu vực, trong khi ở những khu vực khác lại có rất ít tiến bộ.

 

Thủ tướng Anthony Albanese nói rằng, đây là cơ hội để xem xét lại những nỗ lực của đất nước, trong việc cải thiện kết quả cho người Úc thuộc các quốc gia đầu tiên.

 

 

Ông Anthony Albanese nói “Chúng tôi thừa nhận rằng đất nước của chúng ta còn phải đi xa hơn nữa, cũng như suy ngẫm về việc chúng ta còn bao nhiêu việc phải làm".

"Công việc còn dang dở đó, những thực tế bất bình đẳng đó, nhìn chằm chằm vào chúng ta từ mỗi trang của phần kết báo cáo khoảng cách”.

 

Được biết phúc trình năm nay cho thấy, một số tiến bộ, nhưng hạn chế.

 

Trọng lượng bé sơ sinh khi sinh ra khỏe mạnh, ghi tên học các trường mầm non, giảm số lượng thanh thiếu niên bị giam giữ và tăng cường quyền hoặc lợi ích của người Thổ dân, là 4 lãnh vực chính yếu đạt được những bước tiến tích cực.

 

Thế nhưng tiến độ của 4 mục tiêu khác rất chậm, một số thậm chí còn bị thụt lùi.

 

Điều đó bao gồm việc người lớn bị tù, tỷ lệ tự tử, khả năng đi học của trẻ em và trẻ em không được chăm sóc tại nhà.

 

Bộ trưởng Thổ Dân sự vụ, bà Linda Burney nói rằng báo cáo này gây thất vọng.

Bà nói “Phúc trình ‘Thu hẹp khoảng cách’ có tiến độ rất lẫn lộn, thật khó đọc khi chúng tôi thấy rằng chỉ có 4 kết quả, 4 mục tiêu đang đi đúng hướng, điều đó có nghĩa là có rất nhiều mục tiêu không đi đúng hướng”.

 

Trong khi đó bà Catherine Liddle, là Giám đốc Điều hành của Ban Thư ký Chăm sóc Trẻ em cho Thổ dân và Dân đảo Torres, hay SNAICC.

 

Bà nói rằng báo cáo cho thấy cần phải làm nhiều việc hơn nữa, để thúc đẩy các cơ hội bình đẳng cho người Úc bản địa.

 

Bà nói “Tôi nghĩ nó cho chúng ta thấy một câu chuyện diễn biến quá chậm chạp và là một câu chuyện không phản ánh sự quái dị thực sự, ẩn bên dưới các dữ liệu”.

 

Được biết phúc trình năm 2022 chỉ cho thấy kết quả của 8 mục tiêu, vì không có dữ liệu mới cho toàn bộ 18 mục tiêu được nêu trong báo cáo ban đầu.

 

Trong khi đó việc tiếp cận tất cả vấn đề, phụ thuộc vào các tiểu bang và vùng lãnh thổ, vì phần lớn trong số đó thuộc các khu vực pháp lý khác nhau.

 

Ông John Paterson, Giám đốc điều hành của AMSANT hay Liên minh Dịch vụ Y tế Thổ dân Lãnh thổ phía Bắc nói rằng, phải có một cách tiếp cận toàn quốc tập trung hơn.

 

Ông nói “Chúng ta càng sớm có luật pháp quốc gia, luật tiêu chuẩn áp dụng cho một số mục tiêu áp dụng, để mang lại sự thay đổi và cải cách hệ thống rồi quy trình và cơ cấu ra quyết định, thì càng tốt”.

 

 

Trong khi đó Lãnh đạo phe đối lập Peter Dutton đã phản ứng, bằng cách lặp lại lời kêu gọi thành lập Ủy ban Hoàng gia, về lạm dụng tình dục trẻ em Bản địa.

Ông Peter Dutton nói  “Hôm nay tôi kêu gọi Thủ tướng một lần nữa tổ chức Ủy ban Điều tra Hoàng gia, điều mà Liên đảng sẽ hết lòng ủng hộ, cũng là điều mà chúng ta có thể làm ngay bây giờ”.

 

Được biết phúc trình cập nhật này được đưa ra, khi cuộc tranh luận xung quanh ‘Tiếng nói bản địa trước Quốc hội’ đang trở nên gay gắt.

 

Sự chia rẽ đang nổi lên trong phe Đối lập, sau khi lãnh đạo Đảng Quốc gia David Littleproud tuyên bố vào đầu tuần này rằng, đảng của ông sẽ phản đối việc công nhận trong Hiến pháp, tại một cuộc trưng cầu dân ý.

 

Thế nhưng Bộ trưởng Thổ Dân Sự Vụ Linda Burney nói rằng, những kết quả này từ phúc trình ‘Thu hẹp khoảng cách’ chỉ nhấn mạnh sự cần thiết của ‘Tiếng nói của người Thổ Dân’ trong Nghị viện.

“Tất nhiên đó là về việc bảo đảm được công nhận trong Hiến pháp và Tiếng nói được bảo tồn vĩnh viễn nhưng về căn bản, đó là về việc đạt được kết quả tốt hơn cho người Thổ dân và Dân Eo biển Torres".