(Ảnh: SBS)

 

 

 

Mặc dù luật mới được ca ngợi là một bước tiến đáng hoan nghênh, một số người lại cho rằng đã quá muộn đối với những công nhân đã mắc bệnh bụi phổi silic.

 

 

Nghiệp đoàn xây dựng ca ngợi quyết định này

 

Lần đầu tiên trên thế giới, lệnh cấm đá nhân tạo đã có hiệu lực trên toàn quốc kể từ 01 tháng Bảy.

 

Lệnh cấm được đưa ra sau khi các chuyên gia tiết lộ vật liệu này là chất xúc tác chính gây ra cái chết của nhiều công nhân xây dựng trên khắp đất nước.

 

Zack Smith, Thư ký Quốc gia của Liên minh Công nhân Xây dựng, Lâm nghiệp và Hàng hải [CFMEU], đã ca ngợi quyết định này.

"Chúng tôi biết rằng sản phẩm này đang giết chết người lao động. Chỉ riêng ở New South Wales có một người sử dụng sản phẩm này đang bị chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi silic hoặc một dạng bệnh chết người khác. Trong mọi trường hợp, những chẩn đoán này là án tử hình.”

“Chúng tôi hoan nghênh lệnh cấm này. Đây là điều mà nghiệp đoàn đã vận động một cách nỗ lực trong thời gian dài. Chúng tôi biết rằng lệnh cấm này sẽ cứu mạng sống của các công nhân xây dựng Úc."

 

Lệnh cấm trên toàn quốc được đưa ra sau một thỏa thuận giữa các bộ trưởng liên bang, tiểu bang và vùng lãnh thổ vào tháng 12 năm ngoái.

 

Đá nhân tạo được sử dụng phổ biến nhất để chế tạo mặt bàn bếp, khiến những công nhân sử dụng vật liệu này có nguy cơ mắc bệnh phổi chết người, gọi là bệnh bụi phổi silic.

 

Melita Markey, Giám đốc Viện Sức khỏe Hô hấp Tây Úc, cho biết quyết định này sẽ cứu sống nhiều công nhân.

Bà Melita Markey  nói “Đó là một bước đi tuyệt vời vì tác động của đá nhân tạo đến sức khỏe của người lao động là rất lớn. Hãy nhớ rằng bệnh bụi phổi silic không thể chữa khỏi.”

 

Trong giai đoạn đầu, nếu được xác định, người lao động có thể thay đổi nghề nghiệp và chuyển sang công việc khác. Bằng việc dùng thuốc chống xơ hóa và các phương pháp điều trị khác, chúng ta có thể hạn chế thiệt hại."

 

Bà Markey cho biết tỷ lệ sống sót thấp phần lớn là do khó xác định căn bệnh này.

"Rất khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu. Vì vậy, mọi người thường chỉ có thể được chẩn đoán khi bệnh đã tiến triển và có rất ít cơ hội để người bệnh khỏi bệnh."

 

Dean Morris là một cựu thợ đá đã làm việc trong ngành xây dựng hơn 20 năm.

 

Ông buộc phải bỏ việc khi mắc bệnh bụi phổi silic. Ông Morris cho biết ông phát hiện các triệu chứng lần đầu tiên cách đây một thập niên, nhưng việc chẩn đoán cần có thời gian.

"Tôi đã gặp vấn đề về sức khỏe vào tháng 11 năm 2014. Tôi đã đến gặp bác sĩ, tôi đã xét nghiệm máu, tôi đã được kiểm tra về tình trạng mệt mỏi và kiệt sức nghiêm trọng. Lúc đó họ không thể' chẩn đoán bất cứ thứ gì."

 

Bệnh bụi phổi silic xảy ra khi bụi được sử dụng trong đá nhân tạo xâm nhập vào phổi và gây ra sẹo, khiến những người bị ảnh hưởng khó thở hơn.

 

Nó có thể làm thay đổi cuộc sống, gây khó khăn trong việc thực hiện thói quen hàng ngày của họ.

"Bệnh tật đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi. Tôi có hai cô con gái, tôi gặp khó khăn khi đá bóng cùng chúng. Để làm mọi việc về thể chất, đi chơi, thậm chí là đi mua sắm, hay những điều căn bản, tôi phải cẩn thận, tôi phải nghỉ ngơi. Tôi cần thời gian để hồi phục. Ngay cả việc nhà cũng khiến tôi khó thở, đau ngực, đau cơ và đau khớp. Tôi luôn mệt mỏi."

 

 

Kêu gọi chính phủ bồi thường về sức khỏe và hỗ trợ nghiên cứu

 

Tổ chức Phổi Úc ước tính rằng vào năm 2023, khoảng 600.000 công nhân trên khắp đất nước đã tiếp xúc với bụi silic, khiến tính mạng của họ gặp nguy hiểm.

 

Nói chuyện với SBS tiếng Hoa, một công nhân xây dựng khác tên James, người cũng bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này, nói rằng mọi người cần thận trọng khi ở gần những vật liệu nguy hiểm.

"Nhiều người không biết về bệnh bụi phổi silic. Công nhân tại công trường nên có biện pháp phòng ngừa thích hợp và không nên xem nhẹ nó, như tôi đã từng làm trước đây."

 

Melita Markey từ Viện Sức khỏe Hô hấp Tây Úc cho biết còn rất nhiều việc có thể làm để bảo vệ sức khỏe của những người lao động trẻ.

"Nghiên cứu y học về bệnh bụi ở Úc không được tài trợ nhiều. Tôi cũng làm việc với các bệnh nhân mắc bệnh nhiễm amiăng, lệnh cấm đã có từ 20 năm trước nhưng chúng ta vẫn có 4,100 ca tử vong vào năm ngoái, gấp ba lần số ca tử vong do amiăng trên toàn quốc cùng các bệnh liên quan 20 năm sau lệnh cấm.”

“Chúng ta sẽ mô hình hóa những tác động tương tự sau lệnh cấm bắt đầu từ hôm nay, nếu chúng ta không đầu tư vào nghiên cứu. Viện của chúng tôi đang kêu gọi chính phủ cung cấp nguồn vốn vững chắc và không phải trải qua quá nhiều thủ tục để tiếp cận nguồn tài trợ, thực sự tập trung vào bệnh tật của người lao động."

 

Ông Smith từ nghiệp đoàn CFMEU cho biết lệnh cấm chỉ là bước đầu tiên.

 

 

Ông cho biết nghiệp đoàn sẽ tiếp tục chiến dịch để đảm bảo những người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh chết người này sẽ nhận được sự hỗ trợ mà họ cần.

 "Còn nhiều việc phải làm. Chúng ta cần đảm bảo rằng những công nhân không may mắc bệnh bụi phổi silic không phải do lỗi của họ sẽ được bảo vệ đầy đủ, thông qua chương trình bồi thường cho người lao động ở các tiểu bang và vùng lãnh thổ.”

“Chúng tôi cũng cần phải chắc chắn rằng lệnh cấm này đủ mạnh để ngăn chặn bất kỳ sản phẩm nào trong tương lai có thể gây hại cho người lao động thông qua việc cắt hoặc mài các sản phẩm đá."