Bốn người biểu tình thuộc phong trào Extinction Rebellion đã bị bắt sáng ngày 18/05/2023. (ABC News: Michael Clements)

 

NAM ÚC – Chính quyền tiểu bang Nam Úc đang lên kế hoạch trừng phạt thẳng tay các cuộc biểu tình ở nơi công cộng, cùng lúc bốn người biểu tình chống biến đổi khí hậu đã bị bắt sáng ngày 18/05/2023 vì bị cáo buộc ném sơn vào tòa cao ốc Santos.

 

Cảnh sát đã được gọi đến tòa cao ốc Santos, nằm ở khu trung tâm thương mại thành phố Adelaide, vào khoảng 8 giờ sáng, nơi nhóm phong trào hành động khí hậu Extinction Rebellion bắt đầu một ngày biểu tình nữa.

 

Một phụ nữ 68 tuổi, nhà ở tiểu bang Victoria, một người đàn ông 50 tuổi, nhà ở tiểu bang Victoria, một phụ nữ 49 tuổi và một người đàn ông 66 tuổi, nhà ở Flagstaff Hill, đã bị bắt và bị buộc tội với nhiều tội danh gồm cả hành vi phá hoại tài sản.

 

Hai trong số những người biểu tình đã phải đối mặt với Tòa sơ thẩm Adelaide vào chiều cùng ngày với cáo buộc phun sơn lên tòa nhà Santos.

 

Ian Fox, 66 tuổi, nhà ở Flagstaff Hill, được tại ngoại với điều kiện ông này không được phép tham dự bất kỳ cuộc biểu tình hoặc cuộc họp nào của nhóm Extinction Rebellion.

 

Heiker Weber, người phụ nữ sống ở tiểu bang Victoria, không nhận tội và được tại ngoại và bị cấm tham dự các cuộc họp mặt của nhóm Extinction Rebellion.

 

Cô Webber cũng không được phép rời khỏi tiểu bang.

 

Tòa án được biết rằng phía Santos đang đòi 4.900 đô-la cho chi phí dọn dẹp.

 

Các cuộc biểu tình đang diễn ra giữa lúc hội nghị của Hiệp hội Thăm dò và Sản xuất Dầu mỏ Úc Đại Lợi (Australian Petroleum Production and Exploration Association - APPEA) đang diễn ra tại thành phố Adelaide.

 

Các vụ bắt giữ  xảy ra một ngày sau một sự cố ngày 18/05, trong đó cùng một nhóm đã có một người biểu tình đu dây đong đưa dưới thành cầu, nằm trên Đường Morphett, gây ra hỗn loạn giao thông và sự trễ nãi cho những người đi lại.

 

Cảnh sát cũng bị tạt sơn trong các cuộc biểu tình sáng ngày 18/05/2023. (ABC News: Michael Clements)

 

 

Thủ hiến tiểu bang hiện đã yêu cầu Tổng chưởng lý soạn thảo luật mới để trình bày trước nghị viện trong ngày 18/05/2023.

 

Sau vụ việc này, Peter Malinauskas, cùng với Lãnh đạo phe đối lập, David Speirs, đã kêu gọi tăng mức phạt từ 750 đô la lên 50.000 đô-la vì tội gây rối loạn trong cuộc biểu tình.

 

Cũng có ý kiến đề nghị mức án 3 tháng tù giam.

 

Tổng chưởng lý, Kyam Maher, sẽ làm việc với phe đối lập để thúc đẩy dự luật được đưa ra Nghị viện Tiể Bang ngay trong ngày 18/05.

 

Ông Malinauskas nói: “Chúng ta không thể để xảy ra trường hợp những người vô tội đang cố gắng phục vụ cộng đồng theo đúng nghĩa đen, và cuộc sống và thu nhập của họ bị làm gián đoạn hoàn toàn.”

"Điều này đang đưa sự việc đi quá xa."

 

Trong khi ông ấy nói rằng những sự cố như ném sơn sẽ không bị trừng phạt theo luật mới nếu được thông qua, thì việc gây rối loạn nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến cộng đồng sẽ bị trừng phạt.”

 

Người phụ nữ đu dây đong đưa dưới thành cầu hơn 1 tiếng đồng hồ  được đưa xuống an toàn. (ABC News: Viki Ntafillis).

 

Ông Speirs nói cần phải thay đổi điều gì đó.

Ông nói “Mọi người thích biểu tình, lúc nào cũng có biểu tình trong thành phố, có nhiều cách để giải quyết vấn đề đó,”

"Các cuộc biểu tình ngày hôm 18/05 đã thực sự gây ra thiệt hại về kinh tế khi hàng trăm nghìn nếu không muốn nói là hàng triệu giờ làm việc của nhiều người bị mất đi.”

 

 

Phát ngôn nhân của Đảng Xanh về khí hậu, Tammy Franks, cho biết cô rất lo lắng về khả năng có luật chống biểu tình mới.

 

Bà ấy nói rằng điều quan trọng là mọi người phải nói về cuộc khủng hoảng khí hậu.

 

Thành viên hội đồng lập pháp Đảng Xanh, Tammy Franks, đã đưa ra quan ngại về các đề xuất thay đổi luật chống biểu tình. (Tin tức ABC: Che Chorley)

 

Bà nói: “Báo cáo gần đây của Tổ chức Khí tượng Thế giới là một lời nhắc nhở khác về sự cần thiết phải hành động khẩn cấp đối với cuộc khủng hoảng khí hậu.”

“Giá như các đảng Lao động và Tự do sẵn sàng hợp tác với nhau một cách khẩn trương như vậy để giải quyết cuộc khủng hoảng thực sự trước mắt chúng ta.”

 

Sophie McNeill, chuyên gia nghiên của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tại Úc, cho biết luật mới được đưa ra nghị viện là "quá mức" và "bất tương xứng".

 

Bà McNeill cho biết trong một tuyên bố: “Những hình phạt khắc nghiệt này… vi phạm quyền cơ bản của người dân tiểu bang Nam Úc đối với việc phản đối ôn hòa”.

"Chúng ta đang ở trong tình trạng khẩn cấp về khí hậu ngày càng tồi tệ và đây rõ ràng là một nỗ lực nhằm 'trừng phạt người đưa tin'."