Samantha Jackson và hai nhạc sĩ đang hát một bài hát ru cho bé Benjamin nghe. Nguồn Lullaby Project Australia (Dự Án Bài Hát Ru).

 

 

AUSTRALIA - Dự án về Bài Hát Ru là một chương trình quốc tế, nhằm hỗ trợ cho các thai phụ và những người chuẩn bị làm cha mẹ trên thế giới, sáng tác và trình bày những bài hát ru con, với sự trợ giúp của các nhạc sĩ chuyên nghiệp. Tại Adelaide Hills, chương trình thử nghiệm đặc biệt của Dự án Hát Ru Úc Châu hiện cộng tác với những người chăm sóc họ hàng và cha mẹ của trẻ em Thổ Dân, để xây dựng mối liên hệ với đất nước và cộng đồng, thông qua những bài hát ru độc đáo.

 

Bà Samantha Jackson và hai cô con gái lớn, đang ca trước các nhạc sĩ chuyên về các bài hát ru con.

 

Bà Samantha Jackson nói “Con rất mạnh mẽ và con cũng biết về sự thực. Đừng lo sợ khi gắn kết với nguồn gốc của mình, con nay hoàn toàn bình yên để cuối cùng mở ra một thế giới mới”.

 

Đó là một bài hát ru hết sức cảm động, để giúp cho một đứa trẻ nhỏ thuộc bộ tộc Wiradjuri kết nối với nguồn gốc Thổ Dân của mình.

 

Bà mẹ Samantha của bé Benjamin cùng 2 người chị, được các nhạc sĩ hộ tống lên sân khấu, bà ru con với bài hát ru trong giai điệu dành cho cậu bé nhỏ.

 

Bà kể “Chúng tôi kể thêm về người bảo mẫu của cháu trong lời ru, vì đó là quãng đường mà cháu có mặt tại đây".

 

"Tôi cũng kể thêm những con vật tổ, vốn là những con thú mà mỗi bộ tộc đều bảo vệ, vì vậy chúng tôi kể thêm con diều hâu và một con quạ".

 

"Một con đại diện cho phái nữ và con kia là phái nam".

 

“Tôi muốn cháu cảm thấy được nối kết với nền văn hóa và không xấu hỗ vì bất cứ chuyện gì liên quan đến việc này".

 

"Hãy vui vẻ và gắn kết với nền văn hóa, cũng như không phải che giấu gì cả”.

 

Được biết bà Jackson là một trong các nhóm cha mẹ và những người chăm sóc thân thuộc, đã sáng tác và thu âm những bài hát ru của riêng họ, với sự giúp đỡ của các nhạc sĩ chuyên nghiệp, trong một loạt các buổi thực tập tại Mount Baker thuộc vùng Adelaide Hills.

 

Bà Daeya là một phụ nữ thuộc bộ tộc Narrunga và là người chuyên chăm sóc trong thân thuộc, bà cũng là một phần của chương trình sáng tác bài hát ru.

 

Bà Daeya nói “Tôi có thể viết ra được một bài hát và điều nầy thật tốt đẹp bởi vì đó là sự kiện mà chúng ta tự viết ra một bài hát do chính mình, cũng như bài hát đó nói về một thành quả lớn lao của nó".

 

'Ngay cả những người Thổ Dân như tôi, quả là một điều lớn lao khi viết ra được một bài hát, về nền văn hóa gắn kết với đứa trẻ”.

 

Trong khi đó một chương trình thử nghiệm có tên là Tuntun Polar theo bộ tộc Ngarrindjeri có nghĩa là ‘ngủ ngon giấc’, đây là Dự án Bài Hát Ru Úc Châu cộng tác với Trung tâm Nhi Đồng Willow.

 

Được biết dự án nầy bắt đầu từ 10 năm trước, tại Carnegie Hall ở Nửu Ước.

 

Chương trình hỗ trợ cho các gia đình sáng tác các bài hát ru mang tính chất cá nhân cho con cái họ với sự giúp đỡ của các nhạc sĩ chuyên nghiệp.

 

Bà Emily Gann mang chương trình nầy đến Úc, với sự hỗ trợ của Carnegie Hall hồi năm 2019.

 

Bà Emily Gann nói “Ước mơ của chúng tôi là mỗi trẻ em trên đất nước nầy, đều chào đời với lời ru được sáng tác cho các cháu".

 

"Mỗi dự án chúng tôi thực hiện hết sức độc đáo, vì vậy đó là việc phải tìm đúng người để ngồi quanh chiếc bàn và nghĩ ra những gì chúng ta có thể thực hiện".

 

"Việc nầy khiến cho dự án nói lên tính chất của cộng đồng mà chúng ta đang cộng tác, dù đó là một nơi chăm sóc tâm thần hay tại một trung tâm cộng đồng”.

 

Bà cho biết, chương trình thử nghiệm Tuntun Polar đã truyền đi cảm hứng và sức mạnh cho những người tham dự.

 

Bà nói “Tôi nghĩ bài hát này đặc biệt, bởi vì cách nó truyền sức mạnh và cảm hứng cho mọi người".

 

"Nhiều người có thể chưa bao giờ viết một bài hát, hoặc có thể không tin rằng đó là âm nhạc, ngay khi bạn đưa bài hát ru vào cuộc hành trình này, với một nghệ sĩ chuyên nghiệp hỗ trợ trong suốt quá trình sáng tác".

 

"Đột nhiên điều này nhận ra rằng, thực ra tôi có óc sáng tạo bẩm sinh và tôi có sức mạnh phi thường, để kể một câu chuyện cho con cái mình”.

 

Trong một phần của chương trình, những người tham dự sáng tác một bài hát ru chung cho cộng đồng của họ.

 

Trong khi đó bà Lorelle Hunter là cố vấn văn hóa Thổ Dân của chương trình nói trên cho biết, nó tăng cường việc kết nối với các trẻ em Thổ Dân.

 

Bà Lorelle Hunter nói “Bài hát ru nhằm giúp cho những trẻ nhỏ khi lớn lên biết được rằng chúng là người Thổ Dân, tất cả chúng là bóng tối của sự chết chóc".

 

"Dù chúng chẳng biết tổ tiên của chúng là ai, nhưng các bậc tiền nhân đều biết chúng”.

 

Chương trình cũng giúp cho các bậc cha mẹ không phải là Thổ Dân như bà Megan Johns gắn kết với di sản văn hóa của con cái họ.

 

Bà Megan Johns nói “Tôi có thể nghiên cứu và học hỏi thêm, để có thể nuôi dạy cháu hầu cháu biết được mình là ai, cũng như thể hiện sự gắn kết với cộng đồng".

 

"Tôi nghĩ bất cứ ai cũng có cơ hội nầy và đó là một cơ hội tuyệt vời cho mọi người”.

 

Còn ca sĩ chuyên soạn lời ca Thổ Dân là Nathan May, hiện giúp đỡ bà Megan Johns trong việc sáng tác câu chuyện về ước mơ của con trai bà.

 

Nathan May nói “Không bao giờ ngừng học hỏi, hãy hãnh diện về lịch sử của mình và hãy để các dòng sông hướng dẫn cho các bạn”.