Bộ trưởng Ngoại giao Australia, Penny Wong (phải) phát biểu trong hội nghị thượng đỉnh. Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN Úc về hợp tác hàng hải phát biểu khai mạc và bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Úc, Penny Wong, và Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, Enrique Manalo. (Ảnh của George Chan / Hình ảnh SOPA/Sipa USA). Người cung cấp hình ảnh: Hình ảnh SOPA/Sipa USA

 

AUSTRALIA - Đây là cuộc họp thượng đỉnh lớn nhất qui tụ 9 nhà lãnh đạo trong khu vực Đông Nam Á, đến hội họp tại Melbourne trên nước Úc, sau 5 năm nước Úc tổ chức cuộc họp tương tự trên đất Úc. Vậy hội nghị cấp cao ASEAN-Úc là gì và những vấn đề nào sẽ được bàn thảo trong chương trình nghị sự . Phan Bách, đài SBS, tìm hiểu sau đây.

 

Thủ tướng Anthony Albanese đón tiếp 9 nhà lãnh đạo trong khu vực ASEAN và hàng trăm đại biểu tại Melbourne.

 

Với tư cách chủ nhà, nước Úc tập trung thảo luận về các mục tiêu khu vực, tránh các vấn đề trong nước như nhân quyền.

 

Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm nay, do Thủ tướng Anthony Albanese chủ trì, là hội nghị ngoại giao lớn nhất của các nhà lãnh đạo thế giới tại Úc kể từ năm 2018.

 

 

Chủ đề cuộc họp : 'Đối Tác Cho Tương Lai'.

Với chủ đề “Đối tác cho tương lai”, hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Úc lần này được coi là dịp để khối các quốc gia Đông Nam Á và Úc xem xét, thúc đẩy mối quan hệ giữa hai bên sao cho thực chất và hiệu quả hơn, phù hợp với Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện được thiết lập vào năm 2021.

 

Được biết nước Úc đang xoay trục sang Đông Nam Á để tăng cường an ninh và tăng trưởng kinh tế, đa dạng hóa quan hệ đối tác thương mạc trong bối cảnh địa chính trị đầy thách thức và căng thẳng thương mại với Trung Quốc.

 

Hội nghị thượng đỉnh tại Melbourne được cho là nhằm nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác kinh tế của Úc trong khu vực Đông Nam Á.

 

 

Tìm kiếm các hiệp ước thương mại với các nước trong vùng.

 

Đây là một phần trong chiến lược lớn hơn, nhằm giảm thiểu rủi ro liên quan đến tranh chấp thương mại với Trung Quốc, thúc đẩy Úc tìm kiếm các hiệp định thương mại đa dạng và linh hoạt hơn.

 

Việc tăng cường quan hệ kinh tế giữa Úc và ASEAN không chỉ là về thương mại và đầu tư, nó có ý nghĩa lớn hơn đối với an ninh khu vực, sự bền vững về môi trường và phát triển xã hội.

 

Bằng cách tăng gấp đôi sự tham gia của mình với Đông Nam Á, Úc đang định vị mình là nhân tố chủ chốt trong câu chuyện tăng trưởng trong tương lai của khu vực.

 

 

Những vấn đề sẽ được đem ra thảo luận.

 

Các cuộc họp tập trung vào những thách thức mà khu vực đang phải đối mặt, bao gồm phát triển kinh tế và phản ứng trước các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc, trên các tuyến đường thương mại hàng hải quan trọng.

 

Hội nghị thượng đỉnh năm nay kỷ niệm mối quan hệ 50 năm giữa các thành viên ASEAN và Úc, vốn là đối tác đối thoại chính thức lâu đời nhất của ASEAN.

 

Từ thứ Hai đến thứ Tư tuần này, hàng trăm nhà ngoại giao, học giả và các chuyên gia sẽ tham dự cùng các nhà lãnh đạo, tại một số cuộc họp chính thức và bên lề, để thảo luận về các chính sách và vấn đề khác nhau.

 

 

Vì sao cuộc họp Asean lại quan trọng?.

 

Tiến sĩ Avery Poole, một thành viên của Trường Chính trị và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Monash, cho biết hội nghị thượng đỉnh này rất quan trọng đối với Úc vì nó biểu thị sự tham gia và ưu tiên liên tục của chúng tôi đối với khu vực, bà nói.

 

Tiến sĩ Avery Poole nói “Mối quan hệ ASEAN và Úc là trung tâm, nhưng sẽ có rất nhiều cuộc thảo luận diễn ra bên lề xung quanh một số vấn đề như kinh tế khu vực, an ninh đa phương, năng lượng sạch, về đủ thứ".

"Các cuộc thảo luận sẽ tăng cường quan hệ và định hình các chính sách giúp đạt được các mục tiêu chung cho tương lai của khu vực".

 

Điều này cũng quan trọng đối với 1,04 triệu người sống ở Úc, sinh ra hoặc có gia đình ở các quốc gia thành viên ASEAN.

 

 

Có bao nhiêu quốc gia là một phần của ASEAN?.

Khối khu vực ASEAN bao gồm 10 thành viên là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

 

Riêng Timor-Leste sẽ quan sát hội nghị thượng đỉnh, trong khi Myanmar tạm thời bị đình chỉ tham gia.

 

 

Tại sao Myanmar không được tham dự ASEAN?.

 

Myanmar, được gia nhập vào những năm 1990, đã mất ghế trên bàn đàm phán vì nước này đã không đáp ứng được kỳ vọng của ASEAN, bà Poole nói: “Ý tưởng là Myanmar sẽ tuân thủ các nước láng giềng ASEAN trong nỗ lực hướng tới một tình hình an toàn hơn, ít người tị nạn di chuyển qua biên giới sang nước láng giềng Thái Lan và các nước khác".

"Thế nhưng đất nước này vẫn chưa ổn định với tình trạng bất ổn đáng kể, nhiều cuộc đảo chính và sự đàn áp liên tục đối với các dân tộc thiểu số, gây ra sự chỉ trích quốc tế và khiến ASEAN phải tạm thời ngừng tham gia".

“Điều đó chắc chắn sẽ gây thất vọng cho những ai muốn gây thêm áp lực lên các quốc gia Đông Nam Á để đạt được thành tích nhân quyền tốt hơn”.

 

 

Điều gì sẽ được nêu ra tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 2024?

 

Kinh tế và an ninh là hai chủ đề chính của Hội nghị cấp cao ASEAN-Úc, bà Poole cho biết:

“Indonesia, Singapore, Philippines và Malaysia sẽ mong muốn thấy những dấu hiệu của Úc, về ý định tăng trưởng và phát triển mối quan hệ kinh tế”.

 

Trong khi đó lập trường của Bắc Kinh ở Biển Đông dự trù sẽ nổi bật trong các cuộc thảo luận, sau các tranh chấp lãnh thổ trên hành lang thương mại quan trọng, cũng được các thành viên như Philippines và Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

 

Bà lưu ý rằng, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á cũng muốn thấy nước Úc cam kết bảo đảm an ninh đa phương, đặc biệt là an ninh hàng hải, bà Poole nói “Điều đó không chỉ dành cho các khu vực an ninh thông thường ,mà còn vì nó quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế khu vực".

"Ví dụ, eo biển Malacca cần phải an toàn để giá cước vận chuyển được bảo đảm”.

 

Trong khi đó Ngoại trưởng Penny Wong đã bắt đầu các cuộc đàm phán tại Melbourne, bằng việc công bố bổ sung 262,5 triệu Mỹ Kim cho các chương trình phát triển và an ninh hàng hải.

 

 

Những vấn đề nào sẽ tránh né tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN?.

 

Bà Poole cho biết các nhà tranh đấu sẽ 'thất vọng' khi nhận thấy các vấn đề nhân quyền sẽ không được đưa ra bàn thảo, mặc dù thành tích nhân quyền ở một số quốc gia thành viên có sự tụt dốc, bà nói: “Úc với tư cách là chủ nhà và tôn trọng các quy tắc không can thiệp của ASEAN, sẽ cẩn thận tránh nói về những vấn đề trong nước và sẽ cố gắng duy trì các cuộc thảo luận ở cấp độ khu vực".

"Điều đó chắc chắn sẽ gây thất vọng cho những ai muốn gây thêm áp lực lên các quốc gia Đông Nam Á để đạt được thành tích nhân quyền tốt hơn".

 

 

Được biết các cuộc biểu tình đã diễn ra, trong đó có các thành phần người Úc gốc Myanma, Lào, Campuchia và người Việt đã diễn ra hồi cuối tuần trước và SBS Việt Ngữ đã tường trình đến quí thính giả.

 

Cuộc họp thượng đỉnh Asean-Úc sẽ kết thúc vào thứ Tư ngày 6 tháng Ba.