Richard Boyle bị cáo buộc ghi âm và tiết lộ thông tin mật của Sở Thuế Vụ Úc Đại Lợi (ATO). (ABC News: Che Chorley)

 

NAM ÚC - Những người biểu tình đã tụ tập bên ngoài Tòa án Tối cao Tiểu bang Nam Úc để ủng hộ Richard Boyle, mgười tố cáo Văn phòng Thuế vụ Úc (ATO), người đang tiếp tục cuộc đấu tranh pháp lý của mình để tránh bị truy tố.

 

Cựu công chức này đã thất bại trong nổ lực pháp lý hồi tháng Ba để được tuyên bố miễn bị truy tố, theo Đạo luật tiết lộ chuyện sai trái của chính quyền – Public Interest Disclosure Act  -  với tư cách là người tố giác.

 

Ông Boyle bị cáo buộc 24 tội danh, bao gồm ghi âm và tiết lộ thông tin mật, xuất phát từ quyết định của ông muốn thu thập thông tin về các hoạt động thu hồi nợ phi đạo đức trong cơ quan ATO.

 

Ông ta đã từng làm nhân viên thu nợ tại văn phòng ATO ở thành phố Adelaide, và cáo buộc chủ cũ của ông ta đã che đậy hành vi sai trái nghiêm trọng và nói dối ủy ban tra vấn ngân sách Thượng viện (Senate Estimates) về những lời buộc tội dành cho ông ta.

 

Ông Boyle lần đầu tiên tiết lộ chuyện sai trái xảy ra trong nội bộ Sở Thuế Vụ Úc (ATO), sau đó khiếu nại với thanh tra thuế trước khi ông ta tiết lộ công khai như một phần của cuộc điều tra chung Fairfax-Four Corners.

 

Kháng cáo của ông Boyle chống lại phán quyết tháng Ba đã bắt đầu tại Tòa án Tối cao sáng ngày 10/08, với việc Trung tâm Luật Nhân quyền - Human Rights Law Centre - được phép phát biểu tại phiên điều trần hôm ngày 10/08.

 

 

Ông Boyle đã công khai những tiết lộ của mình như một phần của cuộc điều tra chung Fairfax-Four Corners.(ABC)

 

 

Bên ngoài tòa án, luật sư cấp cao Kieran Pender của trung tâm luật nhân quyền cho biết ông sẽ trình bày trước tòa rằng luật tố giác của Úc cần được giải thích theo cách bảo vệ và trao quyền cho những người tố giác.

 

Ông Pender nói: “Phán quyết của tòa án trong trường hợp này cho thấy rằng luật tố giác chỉ bảo vệ ở phạm vi hẹp cho ông Richard Boyle — [nó] chỉ bảo vệ được hành vi tiết lộ, chứ không bảo vệ được hành vi của ông ấy trong việc chuẩn bị lên tiếng trong nội bộ”.

"Điều đó sẽ có tác động lớn đối với tất cả những người tố giác ở Úc."

 

Kieran Pender nói luật cần được giải thích theo cách trao quyền cho những người tố cáo. (ABC News: Che Chorley)

 

Ông Pender cho biết kháng cáo này là một thời điểm có khả năng mang tính bước ngoặt đối với sự minh bạch ở Úc, với sức mạnh của những biện pháp bảo vệ theo luật tố giác đang được thử thách.

 

Ông nói: “Luật tố giác của Úc đã bị xâm phạm, và rõ ràng là cần được sửa đổi.”

 

'Chúng ta phải bảo vệ những người tố giác'

Nói chuyện tại cuộc biểu tình ủng hộ ông Boyle, phó chủ tịch của Tổ chức Ân xá Quốc tế tại tiểu bang Nam Úc và Vùng Lãnh Thổ Bắc Úc (Amnesty International SA/NT), Jodie Sard, cho biết người tố giác đã tiết lộ thông tin có lợi cho công chúng.

 

Bà Sard nói "Richard Boyle đã làm việc cho Sở Thuế Vụ Úc  (ATO) khoảng 13 năm. Ông ấy đã làm việc đúng việc và đã gặp đúng người."

"Sở Thuế Vụ Úc Đại Lợi (ATO) thậm chí đã tiến hành một cuộc điều tra hời hợt về những quan ngại của ông ấy, và thấy rằng ông ấy đã đúng trong việc đánh giá của mình, và họ đã thực hiện những thay đổi phù hợp. Tuy nhiên, Sở Thuế Vụ Úc vẫn đang bức hại Richard Boyle.”

"Chúng ta, những người dân đã nhắm mắt làm ngơ và chờ đợi hệ thống tự sữa sai... và, chúng ta phải bảo vệ những người tố giác của chúng ta."

 

 

 

Luật sư Steven Milsteed nói rằng ngài  thẩm phán ra phán quyết về quyền miễn trừ đối với ông Boyle đã có một cái nhìn hạn hẹp về luật. (ABC News: Che Chorley)

 

 

Trong phiên điều trần, luật sư của ông Boyle, Steven Milsteed KC, nói với Tòa án Tối cao rằng ngài thẩm phán đã ra phán quyết về quyền miễn trừ đối với ông Boyle hồi tháng Ba đã có một quan điểm hẹp hòi về luật.

 

Ông Milsteed nói: “Trên thực tế, nó quy định rằng bất kỳ người nào cung cấp thông tin, tài liệu và câu trả lời cho các điều tra viên… đều không [được bảo vệ] khỏi trách nhiệm dân sự”.

 

Nếu ông Boyle kháng cáo không thành công, ông ta có thể phải đối mặt với phiên tòa xử tội và có khả năng phải ngồi tù chung thân.