Hỏa tiễn SR75 được phóng thành công từ bãi phóng hỏa tiễn Koonibba Test Range. (Ảnh: do Southern Launch cung cấp; acb.net.au)

 

 

 

NAM ÚC - Thị trấn nhỏ Koonibba, ở rìa Nullarbor, tiếp tục đóng một vai trò không thể thiếu trong ngành vũ trụ của nước Úc với việc phóng một trong những hỏa tiễn lớn nhất từ nước Úc của một cơ sở tư nhân vào hôm ngày 3/05.

 

Cộng đồng Koonibba lần đầu tiên tổ chức các cuộc đàm phán với công ty Southern Launch, ở tiểu bang  Nam Úc, cách đây sáu năm với kế hoạch phát triển một bệ phóng hỏa tiễn trên một cánh đồng lúa mì ở vùng viễn tây ở tiểu bang.

 

Sau đó, cùng với công ty Southern Launch, thị trấn này đã tổ chức vụ phóng hỏa tiễn thương mại đầu tiên của Úc có khả năng mang theo vệ tinh vào không gian vào tháng Chín năm 2020.

 

Liên doanh này đã mang lại việc làm và lợi ích giáo dục, đỉnh cao là việc phóng hỏa tiễn SR75 bằng sợi carbon, dài 11,5 mét, do công ty HyImpulse của Đức sản xuất.

 

 

 Lloyd Damp, ở công ty Southern Launch (phải), và các lãnh đạo Cộng đồng Koonibba Corey McLennan và Geraldine Ware. (ABC Eyre Peninsula: Jodie Hamilton)

 

 

 

Corey McLennan, Giám đốc điều hành Cộng đồng Koonibba, cho biết sự hợp tác với các công ty hàng không vũ trụ sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho khu vực này.

 

Ông McLennan nói "Khách hàng từ nước ngoài đang đến với Koonibba bé nhỏ, ai mà ngờ được điều đó?".

 

Một đám đông cư dân địa phương, và các nhân vật trọng yếu đã đến Koonibba từ khắp nước Úc và Âu châu, đã chứng kiến thành tựu lịch sử vào hôm ngày 3/05.

 

 

Học sinh của Trường Thổ dân Koonibba đã tham dự hội nghị STEM ở Adelaide với sự hỗ trợ của công ty hàng không vũ trụ Southern Launch. (Bán đảo Eyre của ABC: Amelia Costigan)

 

 

Lloyd Damp, giám đốc điều hành của công ty Southern Launch, cho biết vụ phóng này có ý nghĩa quan trọng đối với tiểu bang Nam Úc.

 

Ông Damp nói: “Hy vọng rằng trong vòng 12 đến 18 tháng tới, chúng tôi sẽ có thể biến việc phóng hỏa tiễn vào vũ trụ trở thành một cụm từ hàng ngày”.

 

 

Geraldine Ware, chủ tịch của tổ chức Koonibba Community Aboriginal Corporation, cho biết buổi phóng hỏa tiễn này là một thành tựu đáng kinh ngạc đối với cộng đồng và là ánh sáng soi sáng cho người dân các Quốc gia Bản địa (First Nations).

 

Bà Ware nói: “Chúng tôi có hơn 30 người ở cộng đồng làm việc trong suốt quá trình, và việc cùng nhau chứng kiến buổi phóng hỏa tiễn và đó là điều thật tuyệt vời”.

"Chúng tôi mong chờ lần phóng tiếp theo từ bãi phóng hỏa tiễn của chúng tôi."

 

Nhiệm vụ  Light this Candle (Hãy Thắp Nến Lên) này là nỗ lực phóng hỏa tiễn SR75 đầu tiên của công ty HyImpulse nhằm thử nghiệm công nghệ động cơ lai, sử dụng nhiên liệu parafin rắn, tương tự như sáp nến cùng với oxy lỏng.

 

 

Christian Schmierer, giám đốc điều hành công ty hành không vũ trụ HyImpulse. (ABC Eyre Peninsula: Amelia Costigan)

 

 

Christian Schmierer, là Ggiám đốc điều hành công ty HyImpulse, cho biết công nghệ này rất độc đáo.

Ông nói: “Về căn bản, chúng tôi đang sử dụng năng lượng của sáp nến để đẩy hỏa tiễn và đây là một hệ thống rất sáng tạo mà chưa có ai trên thế giới từng sử dụng loại động cơ này trước đây”.

 

Hỏa tiễn này sẽ đạt độ cao 60 km trong hai phút, tiếp tục bay lên với tốc độ khoảng 1000 km một giờ, trước khi quay trở lại Trái đất và hạ cánh bảy phút sau khi cất cánh.

 

Hỏa tiễn này dự kiến sẽ hạ cánh cách bệ phóng 75 km và sẽ được trực thăng đón về vào cuối tuần này để thử nghiệm.

 

Ông Schmierer nói: "Trong suốt chuyến bay, chúng tôi có một thiết bị liên kết đo từ xa và chúng tôi lấy mẫu khoảng 300 cảm biến khác nhau được gắn trong hỏa tiễn để cho chúng tôi biết hiệu suất”

 “Vì vậy, thực sự những gì chúng tôi muốn là bộ dữ liệu này”.

 

Cơ sở thử nghiệm hỏa tiễn không gian Koonibba là cơ sở lớn nhất ở Nam bán cầu với diện tích 41.000 cây số vuông.

 

(Theo acb.net.au; danviet biên dịch)