Hình ảnh một lọ thủy tinh chứa vắc-xin đậu mùa khỉ. Nguồn: EPA / AAP Image/ERIK S. LESSER/EPA

 

Monkeypox hay Bệnh đậu mùa khỉ được Tổ chức Y tế Thế giới WHO tuyên bố là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu vào hồi tháng Bảy. Thời điểm đó không chỉ Úc mà thế giới cũng vô cùng khan hiếm vaccine cho bệnh này. Hiện tại trên trang Health Australia của chính phủ Monkeypox vẫn là "Bệnh Truyền nhiễm đáng quan tâm Quốc gia Úc", vậy tình hình vaccine tại Úc hiện giờ ra sao, đã đáp ứng nhu cầu của người cần chưa?

 

Có ít nhất 140 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, Monkeypox hay MPX, đã được ghi nhận ở Úc kể từ tháng Năm cụ thể là ở Victoria 69 và New South Wales 54.

 

Vào tháng 7, Tổng trưởng Y tế của đất nước tuyên bố Monkeypox là một căn bệnh truyền nhiễm "đáng quan tâm tầm quốc gia" "national significance" và tuyên bố này vẫn không thay đổi cho đến thời điểm hiện tại. Các nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus đã tập trung vào tiêm chủng. Đợt vaccine đầu tiên đến Úc vào tháng 8, và từ đó đến này có ít nhất 33.000 liều đã được tiêm.

 

Liên đoàn các tổ chức phòng chống AIDS của Úc The Australian Federation of AIDS Organisations cho biết việc phân phối tiêm vaccine cho đến nay có thể xem như là một câu chuyện thành công, một phần là do sự tin tưởng và mối quan hệ được thiết lập giữa các trung tâm sức khỏe tình dục và nhóm có nguy cơ cao gồm giới đồng tính nam hoặc cộng đồng lưỡng tính.

 

Trên toàn cầu, khoảng 98% các trường hợp lây nhiễm MPX được ghi nhận là ở nam giới có quan hệ tình dục đồng giới.

 

Phó Giám đốc Điều hành của Liên đoàn các Tổ chức Phòng chống AIDS của Úc, Heath Paynter [[heeth painter]], cho biết ngay từ đầu những người làm việc trong tổ chức đã rất ý thức về sự cần thiết phải tránh kỳ thị cộng đồng hoặc căn bệnh này, nhằm tạo điều kiện để mọi người tìm kiếm sự giúp đỡ.

"Chúng tôi tránh để căn bệnh này bị coi là của người đồng tính, bởi vì không phải vậy. Bất cứ ai cũng có thể bị bệnh đậu mùa khỉ. Chỉ là hiện tại con đường lây truyền là qua mạng lưới liên kết của những người đồng tính nam và lưỡng tính. Và vì vậy, thách thức đặt ra là quản lý sự căng thẳng đó. Và tôi nghĩ chúng tôi đã có thể làm được điều đó và làm thành công."

 

Ông cho biết mức độ hiểu biết về sức khỏe trong nhóm công đồng này rất cao, có nghĩa là mọi người đã rất vui vẻ khi được chủng ngừa.

 

Hiệp hội Australasian về HIV, Viêm gan siêu vi và Y học Sức khỏe Tình dục, được gọi là A-S-H-M, là tổ chức chính đại diện cho lực lượng lao động sức khỏe tình dục ở Úc và New Zealand. Vincent Cornelisse là cố vấn phòng khám của hiệp hội.

 

Ông nói rằng các khu vực pháp lý y tế khác nhau của Úc ban đầu tập trung vào việc cung cấp một liều vaccine duy nhất cho những người có nguy cơ cao.

 

Nhưng ông nói rằng cần phải có hai liều cách nhau ít nhất 28 ngày để bảo vệ suốt đời.

"Sau khi chích thì mọi người sẽ phát triển một mức độ miễn dịch từ một liều duy nhất. Do đó trọng tâm là cố gắng nhiều nhất có thể để những người có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ đều được chích một liều đơn vào bắp tay. Nhưng hiện nay, số lượng các đợt vaccine đã tăng lên, chúng tôi có nhiều vaccine hơn đủ để cung cấp cho mọi người hai liều vaccine."

 

Ông nói rằng sự thay đổi trong cách sử dụng vaccine có nghĩa là bây giờ có thể rút ra nhiều liều từ một lọ.

"Chúng tôi đã chuyển từ định lượng tiêm dưới da sang định lượng lớp ngoài của da. Điều đó có nghĩa là với một lọ vắc xin, thông thường sẽ được tiêm cho một người, chúng tôi bây giờ có thể sử dụng khối lượng nhỏ hơn nhiều cho năm người cũng từ một lọ với cùng mức độ bảo vệ miễn dịch chống lại bệnh đậu khỉ."

 

Phòng khám Y tế Harbour Thorne ở Melbourne cho đến nay đã tiêm 5.700 liều vaccine. Caleb Hawk của phòng khám cho biết, kể từ khi đỉnh điểm các trường hợp lây nhiễm là vào tháng Bảy, đến nay thì nó đã giảm dần. Tuy nhiên ông Hawk nói rằng sẽ có nhiều nguy cơ bùng phát dịch trong mùa hè ở Úc, khi mọi người tụ tập với nhau ăn mừng Giáng sinh và WorldPride Sydney, tháng 2 năm 2023.

"Tôi nghĩ chúng ta chưa ra khỏi dịch, chúng ta vẫn cần xem đợt khai triển liều thứ hai. Và chúng ta vừa ra khỏi mùa đông, khi chúng ta bước vào mùa lễ hội thì như bạn biết đó sự gia tăng số lây nhiễm là điều chúng ta có thể thấy."

 

Dù vậy thì ông Hawk vẫn "lạc quan một cách thận trọng" rằng thành công ban đầu của việc khai triển vắc xin đậu mùa khỉ có thể được duy trì.

"Chúng tôi đã ứng phó tốt một cách đáng mừng về việc tiêm chủng. Tôi nghĩ chúng tôi chỉ cần theo dõi và bảo đảm sự ổn định các số ca lây nhiễm. Và ngay sau khi con số đó giảm xuống ở nước ngoài, nguy cơ đối với chúng ta ở Úc cũng sẽ thấp hơn."

 

Heath Paynter, từ Liên đoàn các tổ chức phòng chống AIDS của Úc, dự kiến nguồn cung cấp vaccine của Úc sẽ hết trong vài tuần tới.

"Nhưng chúng tôi hiểu rằng đợt vắc-xin thứ hai, mà Chính phủ Úc đã đặt hàng với số lượng đáng kể 78.000 liều và chúng tôi sẽ phân phối số vắc-xin đó tới từng tiểu bang và vùng lãnh thổ. Vì vậy, thực sự hy vọng vào Giáng sinh, tất cả những ai đủ điều kiện ít nhất phải có một liều và sau đó không lâu sau Giáng sinh, có thể nhận được liều vaccine thứ hai."

 

Theo kế hoạch thì 300.000 liều vaccine nữa sẽ đến Úc vào năm 2023.