Một tình nguyện viên đi nhặt rác ở bãi biễn Bondi Beach. Nguồn: AAP

 

AUSTRALIA - Các bãi biển ở Úc sạch hơn gần 30% so với cách đây một thập niên. Đó là theo nghiên cứu mới từ tổ chức CSIRO, một tổ chức khoa học quốc gia. Theo CSIRO áp dụng biện pháp tài chánh lên chất thải nhựa đã giúp làm giảm lượng rác thải trên cả nước.

 

Úc được biết đến trên toàn thế giới với những bãi biển cát trắng.

 

Nhưng nếu quan sát kỹ người đi biển sẽ nhận thấy bờ biển rải rác những rác thải nhựa nhỏ.

 

Nhà nghiên cứu Denise Hardesty từ CSIRO là thành viên của nhóm nghiên cứu về vệ sinh rác thải bờ biển Úc đã khảo sát hơn 500 bãi biển khắp nước Úc cho biết.

"Cho dù bạn quan tâm đến động vật hoang dã và bạn không muốn nhìn thấy hình ảnh các loài chim biển, rùa và động vật biển ăn nhầm rác thải nhựa và chết do những thứ rác nhựa này mắc kẹt trong dạ dày, thì chuyện như vậy vẫn xảy ra và đều có một phí tổn về kinh tế cũng như hậu quả về môi trường. Khách du lịch sẽ phải chi tiêu nhiều tiền hơn và đi xa hơn để ở những nơi sạch sẽ hơn và đẹp hơn."

 

Theo nghiên cứu, người Úc đang quản lý chất thải của họ tốt hơn so với 10 năm trước đây.

 

Tiến sĩ Hardesty nhận thấy trung bình, lượng rác thải nhựa ít hơn 29% so với các cuộc khảo sát tương tự vào năm 2013.

"Tôi thật sự rất vui và thú vị khi có thể chỉ ra rằng mọi người nhận thức rõ hơn về tác động của những gì xảy ra trong môi trường của chúng ta và tác động của các vật dụng mà chúng ta sử dụng lên môi trường."

 

Nghiên cứu cho thấy việc ra giá cho các loại rác nhựa thu phí chất thải và các chương trình trả tiền cho các chai nhựa thu lại đã giúp cho việc có ít rác nhựa thải ra môi trường và dẫn đến các bãi biển sạch hơn.

"Ở những nơi mà các khoản phí và thu đó được duy trì hoặc tăng lên, chúng tôi nhận thấy có ít rác thải ở ven biển hơn và tôi nghĩ rằng chương trình đặt giá lên rác thải nhựa có thể thực sự đóng một vai trò trong đó. Do đó, nếu chúng ta phải trả tiền để xử lý rác thải ngay ở ngọn thì có lẽ chúng ta nên cẩn thận hơn một chút với  với điều đó."

 

Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu của nghiên cứu vào năm 2019 thì một số người tin rằng người Úc không tiến bộ mấy trong hai năm qua nếu không muốn nói là đã đi lùi về việc giữ gìn môi trường trong thời gian đại dịch.

 

Pip Kiernan đến từ tổ chức môi trường Clean Up Australia.

"Chúng ta thực sự đang tạo ra nhiều rác thải hơn từ những thứ như bao bì thực phẩm mang đi, ly cà phê dùng một lần, khăn lau sát khuẩn và khẩu trang. Những thứ này vứt xả vương vãi ra môi trường mà các tình nguyện viên của chúng tôi thu nhặt thực sự cho thấy đại dịch không làm thay đổi những thói quen xấu đó."

 

Tất cả các tiểu bang và vùng lãnh thổ của Úc đang tiến tới cấm các đồ nhựa sử dụng một lần.

 

NSW đã chính thức cấm túi nhựa xài một lần, và nếu vi phạm có thể bị phạt từ $11000 đến $275 000 tùy theo quy mô của cơ sở kinh doanh.

 

Với các đồ nhựa như ống hút và dao muỗng nhựa thì lệnh cấm đã được áp dụng ở Nam Úc, ACT và Queensland.

 

Tây Úc và New South Wales sẽ áp dụng vào cuối năm nay và lệnh cấm có hiệu lực ở Victoria vào năm 2023.

 

Năm 2025 là kế hoạch cho Lãnh thổ phía Bắc.

 

Và Tasmania không có chiến lược toàn tiểu bang, nhưng Hobart đã có lệnh cấm nhựa.

 

Người ta hy vọng luật này sẽ nhắc người Úc hạn chế sử dụng đồ nhựa và như vậy sẽ có ít rác nhựa thải ra xung quanh ra các bãi biển trên cả nước. Tuy nhiên kết quả của lệnh cấm đồ nhựa xài một lần như thế nào thì sẽ được kiểm tra trong các cuộc khảo sát tiếp theo do tổ chức khoa học quốc gia thực hiện.