Sản phẩm nghệ thuật của Người thổ dân (Aboriginal Art). Nguồn: SBS Filipino/A. Violata

 

AUSTRALIA - Một báo cáo mới kết luận rằng vô số quà lưu niệm với các tác phẩm nghệ thuật theo phong cách thổ dân Úc trên đó là không chân thực. Những người ủng hộ đang kêu gọi ban hành luật để bảo vệ các nghệ sĩ bản địa khỏi bị bóc lột và giả mạo.

 

Một báo cáo mới của Ủy ban Năng suất tuyên bố hai trong ba món quà lưu niệm theo phong cách bản địa là hàng nhái và không có mối liên hệ nào với người thổ dân và người dân đảo Torres.

 

Báo cáo cho biết các sản phẩm như boomerang bằng tre hoặc cốc cà phê in hình các tác phẩm nghệ thuật theo phong cách bản địa thường không có liên kết với các nghệ sĩ thổ dân và không mang lại tiền cho cộng đồng Bản địa.

 

Ủy viên năng suất Romlie Mokak nói rằng có hai yếu tố để làm cho một sản phẩm trở nên đích thực.

"Chúng tôi nhận thấy rằng hai phần ba các sản phẩm có phong cách bản địa, đồ lưu niệm là không chân thực và đồ lưu niệm về cơ bản không có mối liên hệ nào với người Thổ dân và Người dân đảo Torres Strait. Bởi không chân thực, có hai khả năng đã xảy ra. Một là, các sản phẩm không do người thổ dân hoặc người dân Đảo Torres Strait sáng tác. Hai là, các sản phẩm không được sản xuất theo giấy phép bản quyền của các nghệ sĩ Thổ dân và Đảo Torres Strait. Vì vậy, đó là định nghĩa mà chúng tôi đang sử dụng để kết luận về tính không xác thực."

 

Ông Mokak đang kêu gọi dán nhãn cảnh báo và dán trên các sản phẩm không xác thật.

"Quý thính giả nên biết các dấu hiệu cảnh báo, ví dụ như trên các sản phẩm thuốc lá. Nếu bạn mua một chiếc áo sơ mi, bạn sẽ có một nhãn ghi các thông tin, như làm ở đâu và cách chăm sóc giặt giũ, v.v. Vì vậy chúng tôi đang kêu gọi áp dụng tương tự cho sản phẩm văn hóa. Và hiện đã có những chế độ để có thể được thực hiện. Vì vậy, một nhãn cảnh báo rằng sản phẩm này là không xác thực, theo nghĩa chúng không do người thổ dân hay dân Đảo Torres làm, hoặc được phép của họ để sản xuất."

 

Một Ủy viên Năng suất khác là Lisa Gropp cho biết Ủy ban đang vận động cho một luật bản quyền mới để bảo vệ nghệ thuật bản địa và các loại hình kể chuyện.

"Chúng tôi cũng đang đề xuất một luật mới để bảo vệ văn hóa bản địa và sở hữu trí tuệ. Theo một cách nào đó, đó là một phần mở rộng của việc bảo vệ bản quyền đối với các tài sản văn hóa. Ví dụ các biểu tượng và mô típ và cốt truyện thiêng liêng, khi chúng được thể hiện qua nghệ thuật. Vì vậy, chúng không nhất thiết phải được bảo vệ bởi luật bản quyền hiện hành, đó là thiết kế cụ thể của một nghệ sĩ, nhưng chúng là tài sản văn hóa chung của các cộng đồng thổ dân khác nhau và chúng sẽ được bảo vệ theo luật."

 

Nghệ sĩ Saretta Fielding là một phụ nữ dân tộc Wonnarua sống ở Thung lũng Hunter của New South Wales.

"Tên tôi là Saretta Fielding và tôi là một nghệ sĩ thổ dân của nước Wonnarua ở Thung lũng Hunter phía bắc của New South Wales. Bà của tôi là người Wonnarua và bên ông nội của tôi là người dân tộc Anaiwan ở duyên hải trung bắc của New South Wales. Tôi đã vẽ và tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, và chịu ảnh hưởng trong dòng họ và những câu chuyện về đất nước, tất cả cuộc đời của tôi”.

 

Đi du lịch từ Broome đến bãi biển Eighty Mile, nghệ sĩ Fielding nói với SBS người bản địa có quyền sở hữu nền văn hóa của riêng họ.

"Tôi nghĩ rằng họ nhái văn hóa thổ dân, và tôi nghĩ việc xuyên tạc về các dân tộc và văn hóa thổ dân, thông qua nghệ thuật là điều mà chúng ta cần tiếp tục ngăn chặn. Và chắc chắn cần phải có những thay đổi đối với luật pháp để cho phép người Thổ dân sở hữu văn hóa của họ và để làm việc trong không gian trực quan đó."