Hình ảnh thành phố Sydney vắng vẻ khi bị phong tỏa trong đại dịch Covid-19. Nguồn: Getty
AUSTRALIA - Bản đánh giá về phản ứng của Úc với COVID-19 đã tiết lộ sự xói mòn lớn trong lòng tin của công chúng và hệ thống y tế Úc. Đánh giá phát hiện ra rằng thông điệp không nhất quán từ chính quyền tiểu bang và liên bang cùng các hạn chế nghiêm ngặt đã góp phần vào sự suy giảm này. Để ứng phó, chính phủ liên bang đã cam kết hơn 250 triệu đô-la để thành lập một cơ quan y tế công cộng quốc gia vào đầu năm 2026.
Chính phủ Úc cho biết họ có kế hoạch thành lập Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh, dự kiến chi hơn 250 triệu đô-la cho cơ quan y tế công cộng quốc gia này.
Việc này diễn ra khi chính phủ liên bang đánh giá lại phản ứng dịch COVID và nhận ra lòng tin của công chúng đã bị sụt giảm nghiêm trọng kể từ khi COVID-19 bùng phát.
Việc đóng cửa biên giới quốc tế, lệnh phong tỏa kéo dài và lệnh tiêm vắc-xin bắt buộc là một số yếu tố góp phần.
Thủ tướng Úc khi đó, Scott Morrison tuyên bố việc khai triển vắc-xin "không phải là một cuộc đua".
"Đây không phải là một cuộc đua, không phải là một cuộc thi. Tôi không quan tâm đến tiểu bang này hay tiểu bang kia. Tôi quan tâm đến việc người dân Úc được tiêm vắc-xin an toàn với sự chăm sóc và hỗ trợ phù hợp dành cho tất cả mọi người."
Bốn năm kể từ khi đại dịch bắt đầu, một cuộc điều tra về Phản ứng của chính phủ liên bang với COVID-19 đã phát hiện ra rằng có những bài học lớn cần được rút ra.
Ông Mark Butler là Bộ trưởng Y tế. Đánh giá về phản ứng của Úc đối với COVID-19 đã tiết lộ sự xói mòn lớn về lòng tin của công chúng và hệ thống y tế Úc.
"Thành thật mà nói, giống như hầu hết các quốc gia khác, các kế hoạch ứng phó với đại dịch của chúng ta hoàn toàn không phù hợp với quy mô của thách thức mà COVID-19 đặt ra. Báo cáo nêu rõ không bao gồm kế hoạch giải quyết vấn đề đóng cửa biên giới quốc tế."
Một số sai lầm đã phải trả giá đắt. Nghiên cứu ước tính rằng việc khai triển vắc-xin chậm trễ của Úc đã gây ra thiệt hại kinh tế trực tiếp là 31 tỷ đô-la thông qua các lệnh phong tỏa gia cường.
Ông Butler nói về phản ứng của đất nước trong đại dịch.
"Phản ứng của chúng tôi đối với đại dịch không hiệu quả như mong đợi. Do thiếu kế hoạch, các nhà lãnh đạo đặc biệt bị đặt vào vị trí khó xử khi phải xây dựng kế hoạch trong khi khỏng hoảng đang diễn ra."
Bộ trưởng Tài chính Jim Chalmers nói về áp lực phát sinh từ đại dịch.
“Những quyết định lớn đã được đưa ra, dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng. Những sai lầm này vô cùng tốn kém và chúng gây ra lạm phát.”
Có các ứng phó kinh tế đáng kể được thực hiện trong đại dịch, điều đó là cần thiết. Báo cáo nói và tôi trích dẫn "Đã có các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ quá mức được cung cấp trong khoảng năm 2021 và 2022, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng kết hợp với sự gián đoạn về nguồn cung."
Những phản ứng và thông điệp không nhất quán giữa các tiểu bang và chính phủ liên bang cùng các hạn chế nặng nề đã làm xói mòn lòng tin vào chính phủ.
Đôi khi có những lời giải thích mâu thuẫn về các quyết định của các nhà lãnh đạo, tiếp tục gây ra sự nhầm lẫn và ngờ vực.
Các lệnh tiêm vắc-xin có tác động tiêu cực nhất đến lòng tin.
Bộ trưởng Y tế Mark Butler nêu bật những hậu quả suốt đời đối với các nhóm người khác nhau, từ người già đến những người có nền văn hóa và ngôn ngữ đa dạng.
"Chúng ta đã hiểu biết hơn về tác động của sự chậm trễ trong việc khai triển vắc-xin, vấn đề thu hút sự chỉ trích. Những thất bại trong việc chăm sóc người cao tuổi, đặc biệt trong năm đầu tiên vào năm 2020 khi rất nhiều cư dân của các viện dưỡng lão, đặc biệt là ở Victoria và New South Wales đã bị bỏ rơi và sự bất bình đẳng rõ rệt giữa các nhóm cụ thể trong một cộng đồng - đặc biệt là các nhóm có nền tảng văn hóa và ngôn ngữ đa dạng, kèm theo những người sở hữu thị thực tạm thời."
Cuộc điều tra đã phát hiện ra rằng phản ứng của Úc tốt hơn nhiều so với các quốc gia khác, nhưng nó cũng nêu bật những bất bình đẳng hiện có.
Đứng trước thực tế của một đại dịch khác có thể diễn ra, đây lời cảnh báo nghiêm khắc.
"Tôi nghĩ kết luận nổi bật từ báo cáo này là hiện tại chúng ta được coi là quốc gia có vị thế tệ nhất trong việc đối phó với đại dịch so với đầu năm 2020. Vì nhiều lý do. Thứ nhất, đã có những tổn thương đáng kể đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe và lực lượng lao động y tế của chúng ta.”
“Lực lượng lao động kiệt sức vì nhu cầu của đại dịch đã kéo dài trong nhiều năm. APS, Dịch vụ công của Úc đã mất đi những nhân sự chủ chốt, những người học được rất nhiều điều qua đại dịch, nhưng phải từ chức vì kiệt sức."
COVID gây ra tác động đáng kể đến các dịch vụ y tế và nợ của chính phủ. Nhưng mối quan tâm lớn nhất là sự suy giảm lòng tin.
"Điều quan trọng là báo cáo cho biết là việc thiếu chính sách dựa trên bằng chứng trong thời gian thực và sự thiếu minh bạch đã dẫn đến lòng tin giảm sút, các thành viên hội đồng cho biết nhiều biện pháp được thực hiện trong thời kỳ COVID-19 khó có thể được người dân chấp nhận một lần nữa."
Các khuyến nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuẩn bị tốt hơn và phối hợp giữa các chính phủ.
Điều quan trọng là cam kết của Đảng Lao động trong việc thành lập Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh, vì họ đã đề xuất các khuyến nghị cho một đại dịch tiềm ẩn trong tương lai.