Nhiều cư dân địa phương tin rằng cảnh quan nông thôn của Barossa Valley đang bị đe dọa từ sự phát triển. (ABC News: Brant Cumming)
NAM ÚC - Chỉ mất chưa đầy một giờ để đi từ trung tâm thành phố Adelaide đến Barossa Valley.
Hầu hết quãng đường đó là đường cao tốc; đường nhựa rộng lớn chạy qua những cánh rừng trũng ngập mặn, vùng ngoại ô đang phát triển và đồng bằng trống trải.
Và chỉ cần quẹo cua phải ra khỏi con lộ chính, bạn sẽ đi đến một cảnh quan được bao phủ bởi hàng dài luống cây nho, xen kẽ với những ngôi nhà nhỏ đơn sơ.
Đây là cảnh quan được bảo tồn bằng luật pháp, với "đặc điểm riêng" của vùng Barossa là chủ đề của Đạo luật Bảo tồn Đặc Tính Tiểu bang Nam Úc - South Australia’s Character Preservation Act.
Những công nhân làm viêc theo mùa đổ xô đến Barossa Valley để thu hoạch nho vào mỗi mùa thu. (ABC News: Daniel Litjens)
Nhưng một nhóm cư dân ở vùng thung lũng này tin rằng môi sinh và cảnh quang nông thôn đang bị đe dọa, vì sự phát triển đô thị của Adelaide ngày càng tiến gần hơn đến cộng đồng nông nghiệp của họ.
Hiệp hội cư dân miền quê Barossa - Barossa Region Residents Association - được thành lập vào những năm 1980, và đã cải tổ để vận động bảo tồn thêm cảnh quan và di sản của vùng thung lũng này.
Chủ tịch này là James Lindner, cho biết, ông cảm thấy giá trị kinh tế của cảnh quan Barossa đang có nguy cơ bị "xói mòn" nếu tiếng nói của cộng đồng này không được lắng nghe.
Ông nói, "Cộng đồng và nhiều thế hệ người dân ở đây, chúng tôi ở đây vì chúng tôi yêu nơi này, và chúng tôi sẽ ở đây trong nhiều thế hệ nữa",
"Chúng tôi là những người kiên định, đúng không nào?”
"Những con người kiên định, điều quan trọng là chúng tôi cần phải nói lên tiếng nói về tương lai và về diện mạo mà chúng tôi muốn miền quê của mình sẽ trông như thế nào".
James Lindner đã hồi sinh Hiệp hội cư dân miền quê Barossa - Barossa Region Residents Association - trong những năm gần đây. (ABC News: Brant Cumming)
Sự liên kết với cội nguồn lâu đời hơn cả những vườn nho
Ông Lindner coi Barossa là một vùng đất được định nghĩa bởi di sản: kiến trúc Đức trong các thị trấn, các công ty manh tính lịch sử từ lâu đã được truyền qua nhiều thế hệ.
Kinh nghiệm của ông cũng gắn liền với mảnh đất này, khi đảm nhận vai trò giám đốc bán hàng tại nhà máy rượu vang Langmeil của gia đình ông.
Ông Lindner cho biết, "Tôi đang ở vị trí như ngày hôm nay, và Langmeil đang ở vị trí như chúng ta ngày hôm nay, bởi vì những thành tựu mà các thế hệ trước chúng ta đã làm".
Barossa có rất nhiều nhà máy rượu vang thuộc gia đình, không có nhà máy nào mang tính lịch sử hơn nhà máy Yalumba với 176 năm tuổi.
Chủ sở hữu hiện tại của nhà máy là Robert Hill-Smith, người trông non thế hệ thứ sáu của điền trang Angaston.
Robert Hill-Smith là người trông non thế hệ thứ sáu của nhà máy rượu vang Yalumba. (ABC News)
Ông Hill-Smith là thành viên của Hiệp hội Cư dân miền quê Barossa - Barossa Region Residents Association - ban đầu vào những năm 1980.
Ông nói, "Một số người đã suy nghĩ về những tài sản mà Barossa có ngoài rượu vang ra",
"Những thứ gì đặc biệt đáng để giữ gìn và bảo vệ để các thế hệ tương lai được hưởng lợi và xây dựng giá trị kinh tế?"
Ông cho biết hiệp hội cư dân vùng quê Barossa là thành viên trọng yếu trong việc quảng bá rượu vang Barossa ra toàn thế giới, và đưa di sản cùng vẻ đẹp của Thung lũng vào thành luật pháp.
Ông Hill-Smith cho biết, "Cư dân trong hiệp hội này là một nhóm đáng gờm, nhóm này đã cải tổ trong những năm gần đây và thực sự hiểu được giá trị lâu dài của những tài sản đặc biệt mà Barossa có được... chứ không chỉ là những vườn nho hay các tòa nhà ở đây".
Kêu gọi công nhận bằng luật pháp.
Nhưng các thành viên của hiệp hội này hiện cho rằng Đạo luật Bảo tồn Đặc điểm - Character Preservation Act - không được tuân thủ trong các quy tắc quy hoạch.
Ông Hill-Smith cho biết, "Tôi không nghĩ rằng các cơ quan đang đánh giá đủ cao, hoặc, thấy đủ trong các quy tắc quy hoạch, và do đó, nếu không thấy giá trị trong đó và không có một cơ quan hữu trách nào coi trọng nó, thì họ có xu hướng bỏ qua việc thực thi Đạo luật Bảo tồn trong mọi kế hoạch của mình",
"Có những khía cạnh về mặt diễn giải khá chủ quan ... và điều đó dẫn đến xung đột".
Đó là quan điểm được nói ra bởi một người nổi tiếng khác sống ở vùng Barossa, ông Robert O'Callaghan, là chủ sở hữu công ty rượu Rockford Wines.
Ông đã giúp thành lập Hiệp hội cư dân Vùng Quê Barossa và tin rằng công việc ông đã làm đang có nguy cơ bị phá bỏ.
Robert O'Callaghan lo lắng rằng Thung lũng Barossa có nguy cơ mất đi giá trị di sản của mình. (ABC News: Brant Cumming)
Ông O'Callaghan nói, “Tất cả chúng ta đều sống trong nhiều giai đoạn khác nhau của cuộc đời với những quyết định ngắn hạn sẽ quay lại tác động xấu đến chúng ta",
"Đây là về việc đưa ra các quyết định được củng cố từ góc độ phẩm chất vì lợi ích lâu dài cho một vùng quê và cư dân của nó, cũng như cho tiểu bang".
Một vấn đề lớn mà vùng Barossa Valley phải đối mặt là thiếu nơi lưu trú, cả ngắn hạn cho khách du lịch và dài hạn cho công nhân làm việc ở các vườn nho.
Cư dân trong vùng này đều thấy nhu cầu xây dựng và phát triển thêm nhà ở và chỗ ở cho khách du lịch tại vùng quê này là rõ ràng, nhưng cách thực hiện lại gây ra xung đột.
Ông Lindner cho biết, "Tôi không nói rằng không nên tạo ra cơ hội để xây cất chỗ ở và nơi lưu trú cao cấp trong vùng này, nhưng đều rốt ráo là vị trí, quy mô, và cách thức hoạt động của nó".
Vườn nho bao phủ hầu hết 65.000 héc-ta ở Barossa Valley, phía bắc Adelaide. (ABC News: Brant Cumming)
Dự án đầy tham vọng gây tranh cãi
Một trong những đề xướng phát triển gây tranh cãi nhất ở Vùng Barossa Valley là Khách sạn Oscar, một khách sạn theo phong cách nghỉ dưỡng sáu sao có 72 phòng được quy hoạch cho Nhà máy rượu vang Seppeltsfield Winery.
Ông Warren Randall đã mua nhà máy rượu Seppeltsfield vào năm 2009, và kể từ đó, đã xây lại cửa hầm rượu, giúp nơi này giành được nhiều giải thưởng du lịch.
Ông Randall tin rằng Khách sạn Oscar sẽ, một lần nữa, nâng tầm nhà máy rượu vang.
Ông nói, "Chúng tôi quyết tâm xây dựng Khách sạn Oscar, và nó sẽ giống như Nhà hát Opera Sydney đối với Sydney",
"Khách sạn này sẽ thu hút khách du lịch quốc tế, nó sẽ là nam châm thu hút họ, một địa điểm hấp dẫn nhiều người giống như tòa cao ốc d'Arenberg Cube đã từng làm được."
Hình ảnh ý tưởng của Khách sạn Oscar được đề xướng tại vườn nho Seppeltsfield. (Ảnh cắt ra từ một đoạn phim đồ họa điện toán; abc.net.au)
Khách Oscar đã phải chịu nhiều khiếu nại từ các cư dân trong cộng đồng, những người cho rằng công trình này quá nổi bật trong cảnh quan và không tuân thủ Đạo luật Bảo tồn Đặc điểm.
Một số người trong cộng đồng đặt biệt danh cho dự án là 'Slug' (‘Con sên’) vì hình dạng thiết kế của nó.
Nhưng việc xây dựng đã được hội đồng địa phương chấp thuận vào năm 2022.
Ông Randall cho biết, mặc dù ông đánh giá cao lý do đằng sau mối quan tâm của cộng đồng, Vùng Thung lũng này "cần một sự thay đổi".
Ông nói, "Khách sạn này trông tráng lệ nhưng hơi nhàm chán",
"Nó cần một tòa nhà kiến trúc mang tính biểu tượng, nơi mọi người có thể nói rằng 'Chúng ta phải đến Thung lũng Barossa, chúng ta phải đến và xem Oscar'".
Warren Randall muốn thu hút khách du lịch quốc tế đến Barossa bằng Khách sạn Oscar. (ABC News: Brant Cumming)
Ông Randall cho biết vẫn còn mối quan tâm của cộng đồng xung quanh Khách sạn Oscar, nhưng ông sẽ kiên trì với dự án.
Ông nói, "Sẽ có một số người thích nó và một số người ghét nó, nhưng cuối cùng thì đó là đất của tôi",
"Tôi đã mua nó, tôi sở hữu nó, và tôi có quyền xây dựng những gì của tôi trên đó."
Thế hệ tiếp theo chuẩn bị tiếp nhận
Không phải tất cả những người làm rượu vang ở địa phương này đều phản đối thiết kế của Khách sạn Oscar.
Dave Lehmann, là chủ sở hữu của nhà máy rượu David Franz Wines, và là con trai của Peter và Margaret Lehmann, là hai biểu tượng của vùng Barossa.
Ông cho biết ông không thực sự ghét thiết kế này.
Ông Lehmann nói, "Theo nhiều cách nào đó, tòa khách sạn này chẳng có liên quan gì đến nơi đây cả, nhưng tôi nghĩ vấn đề không phải ở Khách sạn Oscar mà là ở cách nó thể hiện chính nó".
David Lehmann, và con gái ông là Georgie Matene, hiện đang làm việc tại nhà máy rượu do họ làm chủ ở thị trấn Tanunda. (ABC News)
Con gái ông là Georgie Matene, một người làm rượu tại xưởng rượu David Franz, cũng có cùng ý kiến.
Cô nói, "Nhiều cư dân địa phương chúng tôi cảm thấy rằng có lẽ chúng tôi muốn tham gia nhiều hơn vào các thiết kế".
Gần đây, hai cha con này đã quyết định chủ động hơn trong cộng đồng bằng cách tham gia Hiệp hội Cư dân và lên tiếng nhiều hơn.
Ông Lehmann cho biết, "Có lẽ chính dự án Khách sạn Oscar đã thúc đẩy chúng ta quay trở lại với việc hiểu lý do tại sao việc bảo tồn những gì chúng ta đang làm lại quan trọng đến vậy",
"Khi thế hệ tiếp theo đang dần tiếp bước thế hệ trước, bạn có cảm giác về sự kế tục rằng chúng ta không chỉ bảo vệ nó cho chính mình… mà còn bảo vệ nó cho con cái chúng ta".