Tyson Tuala nói rằng cộng đồng Maori ở Úc đã quen với việc kỳ thị chủng tộc. Nguồn: SBS/Abby Dinham

 

 

 

 

 

 

Cứ 10 người có đến 9 không khai báo về chuyện bị kỳ thị qua cuộc nghiên cứu mới cho thấy, nhiều người bị phân biệt về chủng tộc hay tôn giáo không tin rằng, việc báo cáo của họ mang lại điều gì tốt đẹp hơn. Một hệ thống chống kỳ thị mới được phát động hôm nay tại Melbourne, nhằm khuyến khích mọi người hãy nói lên và cung cấp sợ hỗ trợ cho các nạn nhân.

 

 

Cộng đồng người Maori ở phía tây Melbourne gặp nhiều thử thách với nạn kỳ thị chủng tộc.

 

 

Tyson Tuala là một người thuộc gốc Maori sống ở Úc từ năm 2011 cho biết, anh thường xuyên bị từ chối được vào những nơi công cộng, do cơ thể và những hình xăm có tính cách văn hóa, thế nhưng trong 10 năm anh không hề báo cáo những chuyện này.

 

 

Tyson Tuala nói “Theo kinh nghiệm của tôi, đó không phải là vấn đề lớn lao với chúng tôi, vì chúng tôi thường thấy đến nổi nó trở thành việc bình thường, mà lẽ ra là một chuyện đáng quan tâm".

 

 

Một cuộc khảo sát mới cho thấy chuyện nầy trở thành việc thường nhật mà nhiều người phải đương đầu.

 

 

Cuộc khảo sát của đại học Victoria tìm thấy có 64 phần trăm những người trả lời cho biết, họ từng trải qua nạn kỳ thị hoặc một thành viên trong gia đình từng gặp, trong 12 tháng qua thế nhưng chỉ có 13 phần trăm là báo cáo chuyện này.

 

 

Phúc trình tìm thấy lý do chính yếu khiến họ giữ im lặng, là họ cảm thấy chẳng có gì thay đổi hay có thể có những phản ứng ngược lại.

 

 

Tyson Tuala cho biết, một số sẵn sàng bỏ qua các vụ kỳ thị vì lý do cơ hội mà nước Úc mang đến cho họ.

 

 

Tyson Tuala nói “Chúng tôi thực sự biết ơn khi có mặt tại thành phố Melbourne của nước Úc, chúng tôi ghi ơn vì có được cơ hội đến đây và được tiếp cận một cuộc sống đôi khi tốt đẹp hơn tại quê nhà”.

 

 

 

Thái độ biết ơn nầy cũng khiến cho Shemsiya Wako Waritu chẳng báo cáo về chuyện, một nhóm nói với bà và con gái là ‘hãy trở về xứ của mình’.

 

 

Shemsiya Wako Waritu nói “Đối với tôi, chuyện tốt nhất là giữ yên lặng rồi bỏ đi, vì vậy những gì chúng tôi làm là rời bỏ nơi đó".

 

"Tôi chỉ nói với với con gái mình về kinh nghiệm tại quê nhà và những gì quốc gia nầy mang lại cho chúng tôi”.

 

 

Bà cho biết kể ra các vụ kỳ thị là do màu da hay quần áo có tính cách tôn giáo, bà nói rằng đó cũng là vấn đề mà nhiều phụ nữ Hồi Giáo đối diện hàng ngày.

 

 

Shemsiya Wako Waritu nói “Càng khó khăn hơn là khi quí vị cảm thấy như không thể làm gì được, khi cảm thấy không có nơi nào có thể giải quyết những vấn đề này”.

 

 

 

Được biết đại học Victoria và Wyndham phát động một hệ thống đầu tiên tại Úc chống kỳ thị ở địa phương.

 

 

Mục đích là giúp cho các tổ chức cộng đồng địa phương có nhiều khả năng để giúp có thêm nhiều người nói lên, tiếp cận dịch vụ và ghi nhận các vụ kỳ thị vào hồ sơ.

 

 

Tiến sĩ Mario Peucker nói rằng, người ta không biết được mức độ của nạn kỳ thị tại Úc, do nó không được báo cáo rộng rãi.

 

Tiến sĩ Mario Peucker nói “Một phần của vấn đề là chúng ta có ít báo cáo, nên không biết được tầm mức của nạn kỳ thị trong xã hội, vì vậy chúng ta không thể nói được liệu nó có thể thay đổi một cách đáng kể hay không”.

 

 

Ông cho biết các vụ việc càng được biết nhiều hơn, thì có nhiều cách thực hiện để ngăn ngừa chuyện kỳ thị xảy ra.

 

 

Ông nói “Chúng tôi phát triển các chương trình chống kỳ thị phù hợp hơn, các kế hoạch ngăn ngừa, cũng như huấn luyện chống kỳ thị cho những người qua đường về mọi chuyện khác nhau".

 

"Cảnh sát có thể gia tăng việc tuần tra tại các công viên, nếu đó là nơi thường xuyên xảy ra”.

 

 

Cuộc khảo sát cho thấy đại đa số những người báo cáo các vụ kỳ thị cho biết, họ không nhận được sự hỗ trợ nào mà họ kỳ vọng và có hơn phân nửa cho biết họ ít báo cáo vụ việc một lần nữa.

 

 

Hệ thống chống kỳ thị mới nầy được đề ra nhằm không chỉ tạo dễ dàng trong việc báo cáo mà còn cung cấp sự hỗ trợ thích hợp về mặt văn hóa.

 

 

Ông Poly Kiyaga, thuộc Trung tâm Giáo dục và Cộng đồng Wyndham, nói rằng việc quan tâm của cộng đồng sẽ là chìa khóa cho sự thành công của hệ thống.

 

 

Ông Poly Kiyaga nói “Chúng tôi có thể đến các nhân viên được chỉ định nơi có những người chúng tôi biết, nơi mọi người nói cùng ngôn ngữ với chúng tôi, và cũng là nơi chúng tôi có thể kể câu chuyện của mình để mọi người sẽ lắng nghe”.

 

 

 

Họ hy vọng sẽ đề cập đến một vấn đề mà rất thường bị quên lãng, không chỉ cho vùng phía tây Melbourne mà còn trên khắp nước Úc.