Những Thông tin và Chi tiết chính

 

Ngày: 20, tháng Chín, năm 2023.

Địa điểm: Văn phòng Nghị sĩ Kylea Tink, Thành viên Độc lập Liên bang của khu vực North Sydney

 

 

Diễn giả:

-Nghị sĩ Kylea Tink, Thành viên Độc lập Liên bang, của khu vực North Sydney

-Tiến sĩ Shireen Morris, chuyên gia luật Hiến pháp, Giám đốc Phòng Thực Nghiệm Cải cách Trung tâm Cấp tiến (Radical Centre Reform Lab), Giảng viên cấp cao (Senior Lecturer) tại Trường Luật Đại học Macquarie (Macquarie University Law School) và là tác giả đã có sách xuất bản.

 

 

Nghị sĩ Kylea Tink, Thành viên Độc lập Liên bang của khu vực North Sydney đã mời đại diện của các nhóm truyền thông đa dạng về văn hóa ngôn ngữ (CALD) ở thành phố Sydney đến dự một cuộc họp báo truyền thông về cuộc trưng cầu dân ý về cơ chế Tiếng Nói của Người Thổ dân trước Nghị viện – The Voice to Parliament. Nghị sĩ Kylea Tink và Tiến sĩ Shireen Morris đã cung cấp thông tin về lý lịch, mục đích và nguyên tắc của nhóm cố vấn cho The Voice. Với việc Cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào ngày 14, tháng 10, năm 2023, tức là chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa, đã có một lượng lớn thông tin trái ngược nhau về Tiếng Nói của Người thổ dân – The Voice - nhắm vào các cộng đồng đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ - CALD. Thông cáo báo chí này là cơ hội kịp thời để các phóng viên đặt những câu hỏi mà độc giả và thính giả của họ mong muốn có câu trả lời. 

 

 

Dưới đây là những điểm chính trong buổi họp báo truyền thông:

 

 

1. Cơ chế The Voice (Tiếng Nói của Người Thổ dân) là sự đoàn kết, hòa nhập, không chia rẽ. Cơ chế The Voice sẽ bao gồm tất cả những nhóm bộ tộc người Bản Địa (First Nations) theo Hiến pháp, mà, rõ ràng họ bị đẩy ra khỏi, mặc dù họ đã từng sống, và đang sống, ở đây hơn 65.000 năm qua. Nghị sĩ Kylea Tink cho biết, “một trong những Người Cha lập ra bản Hiến pháp thực sự đã nói, lý do họ không hỏi ý kiến những người Bản địa – First Nations, cũng như không đưa họ vào Hiến pháp của chúng ta, là vì ông ấy tin rằng đến năm 1960, cộng đồng người Bản địa – First Nations - của chúng ta sẽ không còn sinh tồn, rằng những cộng đồng này sẽ suy biến giống nòi hoặc sẽ tuyệt chủng. Vì vậy, vào năm 1901, khi những ‘quyền cho phép Nghị viện Úc Đại Lợi được ban hành các luật đặc biệt cho Người Thổ dân (Aboriginal) và Người Vùng đảo Torres Strait Island (Torres Strait Islander)’ ( gọi là ‘race power’) đó được đưa vào Hiến pháp của chúng ta, ở giai đoạn đó, nó hầu như liên quan đến một nước Úc da trắng.”

 

Tiến sĩ Shireen Morris nói sự chênh lệch quyền lực và phương pháp giải quyết vấn đề theo cách từ trên xuống đã dẫn đến nhiều luật và chính sách không công bằng cho người Bản địa, chẳng hạn như không tính người Thổ dân (First Nations) vào dân số nước Úc cho đến năm 1967, không có quyền bầu cử bình đẳng trên toàn quốc cho đến năm 1984, các chính sách buộc phải tách ly trẻ nhỏ khỏi gia đình của chúng cho đến năm 1969, trả mức lương không công bằng hoặc mức lương không thể nào sống nổi, “kiểm soát nơi họ được sống, quyết định họ được kết hôn với ai, đôi khi cấm sử dụng ngôn ngữ của họ”. “Tiếng Nói - The Voice – là về việc sắp xếp lại, là về việc sữa chữa một số sự phân biệt chủng tộc trong quá khứ bằng cách dứt khoát công nhận người Bản Địa bằng cách trao cho họ được một tiếng nói.” Nghị sĩ Kylea Tink nhận xét: “Tôi cảm thấy rất phiền muộn khi mọi người tranh luận rằng cơ chế The Voice sẽ chia rẽ chúng ta trên con đường chủng tộc. Sự phân chia đó đã có trong Hiến pháp của chúng ta. Và trên thực tế, điều mà động thái này đang cố gắng thực hiện là làm cho sự chia rẽ đó trở nên vô hiệu.” 

 

Một thành viên trong Ủy ban Đa dạng và Hòa nhập, của Nghị sĩ Kylea Tink, nhấn mạnh rằng người Thổ dân (Aboriginal) và Người Vùng Đảo Torres Strait Island xứng đáng có được cơ thế Tiếng Nói – The Voice - được hiến pháp bảo vệ, vì, họ là những Dân tộc Bản Địa (First Peoples) và là tổ tiên của vùng đất có lịch sử hơn 65.000 năm này. Các cộng đồng đa văn hóa nên ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý Tiếng Nói (The Voice) vì việc thông qua cuộc trưng cầu dân ý này sẽ có nghĩa là nước Úc sẵn sàng đi thêm một bước nữa hướng tới sự đa dạng và hòa nhập, và, điều này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả thành viên của các cộng đồng đa văn hóa.

 

 

2. Tiến sĩ Shireen Morris cho biết cơ chế Tiếng Nói - The Voice - cần được Hiến pháp bảo vệ vì các cơ quan của Người Bản địa trước đây đã “bị bãi bỏ ngay khi các chính sác chính trị có sự thay đổi”. Sự bảo vệ Hiến pháp bảo đảm rằng các cộng đồng Người Bản Địa sẽ luôn luôn được lắng nghe khi các luật lệ và các chính sách được ban hành về họ. 

 

 

3. Cơ chế Tiếng Nói - The Voice - chỉ là cơ quan cố vấn, không có quyền phủ quyết. Nhiệm vụ của Nghị Viện là quy định chi tiết về cách thức hoạt động và hình thức của cơ quan Tiếng Nói (The Voice). Điều này rất quan trọng vì Nghị Viện trong tương lai có thể thay đổi các chi tiết để đáp ứng nhu cầu của thời đại. Tiến sĩ Shireen Morris cho biết: “Cơ chế Tiếng Nói (The Voice) tôn trọng Nghị viện và tiến trình dân chủ.

 

 

4. Cơ chế Tiếng Nói (The Voice) sẽ nâng cao hiệu quả và giảm lãng phí. Tiến sĩ Shireen Morris cho biết phương cách làm việc theo kiểu từ trên xuống như hiện nay đã tạo ra nhiều lãng phí và trùng lặp trong việc quản lý các vấn đề của Người bản địa, vì vậy “dù có ý định tốt và chi tiêu rất nhiều tiền nhưng chúng ta vẫn không thu hẹp được khoảng cách, và trên thực tế, khoảng cách ngày càng rộng hơn. Luật pháp có nhiều khả năng tích cực, hiệu quả, hiệu dụng và mang lại kết quả thực tế tốt hơn nếu chúng được đưa ra với sự tham vấn thích hợp với những cộng đồng mà họ đang gắng sức hỗ trợ.” Theo thời gian, cơ chế Tiếng Nói (The Voice) sẽ tiết kiệm tiền và thu hẹp khoảng cách cho các thế hệ tương lai. 

 

 

 

5. Cơ chế Tiếng Nói (The Voice) sẽ giải quyết tình trạng đại diện không tương xứng với hiện tại của Người Bản Địa (First Nations) trong Chính phủ và Nghị Viện. Khi một phóng viên hỏi liệu cơ quan cố vấn cho cơ chế Tiếng Nói (The Voice) có sao chép vai trò của các Nghị sĩ Bản địa (Indigenous MP) hay không, Tiến sĩ Shireen Morris nhấn mạnh rằng các Nghị sĩ Bản địa đại diện cho mọi người trong khu vực bầu cử của họ chứ không đại diện cho cộng đồng Người Bản địa, trong khi cơ quan Tiếng Nói (The Voice), độc lập với Chính phủ và Nghị Viện, sẽ là tiếng nói để Người Bản Địa trên khắp đất nước thông báo cho tất cả Nghị sĩ, là những người có đặc quyền tài phán, nghe lời cố vấn khi họ làm ra luật lệ và làm ra chính sách cho các cộng đồng Người Bản Địa. Nghị sĩ Kylea Tink cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tiếng nói của cộng đồng đưa lên cấp Liên bang vì đó là nơi ban hành luật về cộng đồng Người Bản địa. 

 

 

6. Nghị sĩ Kylea Tink nói lên quan điểm của mình rằng “sự phát triển chỉ đến từ thế mạnh khi bạn tôn trọng lịch sử của mình”. Cô ấy coi việc thông qua cuộc trưng cầu dân ý về cơ chế Tiếng Nói – The Voice - sẽ mở ra “một cách thức hoàn toàn mới để chúng ta suy nghĩ về bản thân chúng ta với tư cách là một Quốc gia … nơi những người như chúng ta, là những người không phải là nguồn gốc Người Bản địa (Indigenous), thực sự có thể bắt đầu nhìn vào lịch sử đó như một phần của con người chúng ta hiện tại." Cô cũng khen ngợi rằng văn hóa Bản địa hướng tới “cuộc sống bền vững, đối xử nhẹ nhàng với hành tinh này, và chăm sóc cho… toàn thể môi sinh”. 

 

Nghị sĩ Kylea Tink kết thúc phiên họp bằng cách thể hiện cam kết tiếp tục cung cấp thông tin chính xác để cho thấy lý do tại sao việc bỏ phiếu YES (Có)  là không đáng lo ngại. Cô nhấn mạnh rằng bỏ phiếu YES (Có) là con đường phía trước cho chúng ta với tư cách là một quốc gia dũng cảm, lạc quan mà chúng ta muốn con cái mình sinh trưởng. Tiến sĩ Shireen Morris khuyến khích các cộng đồng đa văn hóa tìm hiểu về lịch sử nước Úc, cô nói rằng chúng ta đã được hưởng lợi rất nhiều từ nền dân chủ được xây dựng trên vùng đất này, và các cộng đồng Người Bản địa đã mất mát rất nhiều, và việc bỏ phiếu YES (Có) cho cuộc trưng cầu dân ý có thể là cơ hội duy nhất của chúng ta để bảo đảm cho Người Bản địa có cơ hội được lắng nghe về luật pháp và chính sách về họ.

 

 

Để đặt lịch phỏng vấn với Nghị sĩ Kylea Tink, vui lòng gửi thư điện tử (email) tới kylea.tink.mp@aph.gov.au , hoặc gọi điện thoại số (02) 9929 9822.

 

Để biết thêm thông tin về sự kiện cuộc trưng cầu dân ý cho cơ chế Tiếng Nói (The Voice), vui lòng liên lạc với Joyce Yuan theo địa chỉ thư điện tử: joyce@kyleaink.com.au , hoặc gọi điện thoại số 0432 530 383.