Sir  Jackie Stewart – Nguồn: Getty Images

 

 

Thần tượng trong giải đua xe hơi theo thể thức Formula One, là Ngài (Sir) Jackie Stewart, cùng tham gia với Hiệp Hội Chống Bệnh Mất Trí Nhớ Úc Châu-  Dementia Australia, để phát động một cuộc nghiên cứu chung về chứng bệnh đãng trí. Việc này nhắm vào việc hỗ trợ cho hai cuộc nghiên cứu trong lãnh vực ngăn ngừa hay chữa trị bệnh mất trí vào lúc mới bắt đầu.

 

Cựu vô địch đua xe theo thể thức Formula One được xem là một thần tượng, Sir Jackie Stewart, điều khiển chiếc xe trên đường đua tại Nurburgring ở Đức năm 1973, cho biết những tảng đá chung quanh đường đua không có rào chắn, đã từng làm ông sợ hãi.

Thế nhưng nhà cựu vô địch với biệt danh là ‘Người Tô Cách Lan Bay’ The Flying Scot cho đài ABC biết rằng, nỗi sợ hãi lớn nhất chưa từng có ở ông, chính là người vợ chung sống suốt 58 năm, Lady Helen mắc chứng sa sút trí tuệ.

 

Ngài Jackie Stewart nói “Helen thực sự không biết bà ta ở đâu, bà hỏi tôi vài lần là chúng ta đang ở nước nào vậy, rồi khi nào chúng ta đi đến ngôi nhà khác của chúng ta".

"Vâng chúng tôi chẳng có ngôi nhà nào khác tại Thụy Sĩ, chúng tôi ở đây từ năm 1968".

"Vì vậy quả là chứng bệnh gây khó khăn, đặc biệt là cho các gia đình”.

 

 

Vốn là nhà vô địch đua xe 3 lần với thể thức Formula One, ông đã thiết lập quỹ từ thiện mang tên ‘Cuộc Đua chống lại Bệnh Sa Sút Trí Tuệ’ ( Race Against Dementia )  hồi năm 2016, nhằm giúp tìm ra cách chữa trị sau khi vợ ông bị chẩn đoán với bệnh này hồi năm 2014.

 

Nay Sir Jackie cộng tác với Hiệp Hội Chống Sa Sút Trí Tuệ Úc Châu- Dementia Australia, để phát động cuộc nghiên cứu chung về bệnh này.

Chủ tịch hiệp hội Dementia Australia, là giáo sư Graeme Samuel, hy vọng việc cộng tác sẽ giúp cho việc nghiên cứu nhanh chóng hơn.

Giáo sự Graeme Samuel nói  “Sẽ có 2 học bổng nghiên cứu về bệnh này trong 3 năm trị giá 405 ngàn đô la".

"Cuộc nghiên cứu nhắm vào các lãnh vực mất trí về y sinh học, lâm sàng hay tâm lý".

"Học bổng sẽ gồm có lương bổng và các chi phí cho dự án".

"Mọi chuyện sẽ được ủy ban cố vấn của các chuyên gia thẩm định, vốn hoạt động trong Hiệp hội Nghiên cứu về Bệnh Mất Trí ở Úc".

"Cuối cùng việc này được ủy ban thuộc Hiệp hội Nghiên cứu chung quyết”.

 

Giáo sư Samuel cho biết, việc cộng tác giúp cho vấn đề liên lạc nhiều hơn, với các tổ chức quốc tế mà tổ chức từ thiện của Sir Jackie có các cộng tác tương tự, như hội Nghiên cứu bệnh Alzheimer ở Anh quốc và bệnh viện Mayo ở Mỹ.

 

Giáo sư Graeme Samuel nói “Nỗ lực có thêm các nghiên cứu toàn cầu là rất quan trọng, chúng ta thường thấy các nhà nghiên cứu hoạt động trong lãnh vực riêng biệt của họ và một điều chúng tôi phấn khởi với Hiệp hội Nghiên cứu về Bệnh Mất Trí Úc Châu là các nhà nghiên cứu hoạt động liên kết nhau, tại ngoại quốc hay ngay tại Úc, từ đó chúng ta có thể kết hợp cà cộng tác".

"Việc cộng tác là một thành tố quan trọng cho tất cả, hơn là chỉ hoạt động đơn lẻ và ít oi”

Trong khi đó, giáo sư Lyndsey Collins Praino là người đứng đầu Phòng Thí nghiệm về Sa Sút Thần Kinh, Tình trạng Lão Hóa và Nhận Thức tại đại học Adelaide.

 

Bà mô tả bệnh sa sút trí tuệ là tập hợp các triệu chứng thuộc nhiều chứng rối loạn khác nhau ảnh hưởng đến não bộ.

 

Giáo sư Lyndsey Collins Praino nói “Nhiều người nghĩ rằng trí nhớ là một thành tố của chứng lú lẩn khi người ta mất trí nhớ, thế nhưng nó cũng có các thay đổi liên quan đến sự nhận thức, như các vấn đề về việc ra quyết định hay chú tâm cũng như tính tình thay đổi nữa".

"Việc này trở nên khó khăn cho người bệnh khi làm các việc hàng ngày và cũng khó cho họ có thể hơi khác biệt khi tùy thuộc vào loại bệnh mất trí nhớ, một chuyện mà đôi khi quí vị nhận thấy tính tình của họ có thể thay đổi”.

 

Bà nói rằng việc đầu tư vào lãnh vực nghiên cứu về bệnh sa sút trí tuệ như của Sir Jackie, là đường lối chính thức để tìm ra cách chữa.

 

Bà nói “Việc này giúp chúng tôi có thể tiến hành các cuộc điều tra căn bản vốn rất cần thiết để hiểu được về não bộ".

"Chuyện đó cùng với các nghiên cứu sơ khởi về việc chữa trị và ngăn ngừa, cũng như những khuyến cáo về các chiến thuật này nữa".

"Vì vậy tôi thực sự nghĩ rằng đầu tư trong việc nghiên cứu là chính yếu và quan trọng”.

 

 

Các dữ kiện của Văn phòng Thống kê Úc Châu cho thấy, bệnh sa sút trí tuệ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ hai trên nước Úc.

 

Phụ nữ chiếm 64,5 phần trăm các cái chết có liên quan đến bệnh này, trong khi có gần nửa triệu người Úc hiện chung sống với chứng sa sút trí tuệ.

 

Nếu không có việc phá vỡ bế tắc về mặt y khoa, hội Dementia Australia phỏng đoán con số nói trên sẽ gia tăng lên gần 600 ngàn người vào năm 2028 và hơn một triệu vào năm 2058.

 

Thế nhưng giáo sư về Tâm lý học tại đại học RMIT, là Stephen Robinson, cho biết các nghiên cứu về bệnh này rất tốn kém.

 

Giáo sư Stephen Robinson nói  “Nếu chúng ta xem xét hình ảnh não bộ của họ, chúng ta thấy những thay đổi trong não, rồi chúng ta dùng các máy móc như hình ảnh do cộng hưởng từ hay MRI, vốn rất tốn kém có thể mất một ngàn đô la cho mỗi bệnh nhân, trong việc chỉ xem xét não bộ".

"Nếu chúng ta thực hiện các thử nghiệm để có các loại thuốc mới, thì có thể còn tốn kém nhiều hơn nữa, bởi vì quí vị phải nhờ đến các chuyên gia y tế, trong việc xem xét, thử nghiệm và đo lường kết quả trong một khoảng thời gian”.

 

Nguyên nhân của bệnh này và hình thức thường thấy nhất là Alzheimer, vẫn còn chưa được biết rõ.

Trong khi điều này đặt ra nhiều thử thách, giáo sư Robinson cho biết các nghiên cứu về các bệnh khác cho thấy, đã mang lại các kết quả tích cực.

 

Stephen Robinson cho hay “Chúng ta thấy nhiều người hiện sống lâu hơn với chứng ung thư, cũng như sống lâu với HIV".

"Chúng ta cũng thấy nhiều người sống lâu, mà trước đó có thể đã qua đời do trụy tim, nay họ sống sót với cuộc sống có nhiều ý nghĩa".

"Tất cả những chuyện này là nhờ các nghiên cứu về các chứng bệnh đó”.

 

Trong khi đó, bà Robin Bower là giám đốc Trung tâm Cố vấn về Chăm sóc Cao niên tại Mosman, là khu ngoại ô ở Sydney nói rằng, cuộc nghiên cứu về bệnh sa sút trí tuệ cho thấy, việc huấn luyện các nhân viên chăm sóc hiện tiến hành.

 

Bà Robin Bower nói “Kết quả của việc nghiên cứu được đưa vào công tác huấn luyện".

"Vì vậy quả là tuyệt vời mỗi khi tôi theo dõi khóa huấn luyện trước khi đưa chương trình này đến những nhân viên chăm sóc".

"Họ trông nom những người mất trí nhớ được huấn luyện trong năm 2016 và 2017, thì khác biệt với những gì được giảng dạy vào lúc này".

"Có nhiều chi tiết hơn và nhiều thông tin hơn, do kết quả các cuộc nghiên cứu mang lại”

 

Còn Sir Jackie cho đài ABC biết rằng, cuộc chạy đua tìm thuốc chữa bệnh sa sút trí tuệ hiện tiếp tục tiến tới hết tốc độ.

 

Sir Jackie Stewart nói “Cuối cùng là chúng ta phải tìm ra các phương thức trong việc chữa trị bệnh lú lẩn".

"Chúng ta không thể để nguyên như vậy, bởi vì công thức đó không thành công”.