Binh lính Mỹ đứng bảo vệ vòng đai quanh phi trường quốc tế ở thủ đô Kabul. Nguồn: AAP

 

 

 

 

 

 

Cho đến sáng nay thì đã có một số người được đưa ra khỏi Afghanistan. Tuy nhiên Thủ tướng Scott Morrison đã thừa nhận một số thông dịch viên và nhân viên người Afghanistan từng làm việc với Úc có thể bị bỏ lại phía sau, và điều này càng làm cho nhiều người thêm lo sợ họ sẽ là mục tiêu của Taliban. Chính phủ đã đưa ra một số trấn an và một số lời hứa hẹn đối với những công dân Afghanistan ở Úc có thị thực tạm thời là họ không buộc phải quay trở lại Afghanistan.

 

 

Khi hàng nghìn người Afghanistan chạy trốn khỏi sự hỗn loạn đang nổ ra trên khắp đất nước của họ - các đồng sự cho Úc, những người phiên dịch làm việc với quân đội của chúng ta, đang chờ được sơ tán.

 

 

Một thông dịch viên làm việc với lực lượng quốc phòng Úc ADF, đã đưa ra lời cầu xin này, để được giải cứu.

 

"Làm ơn cứu mạng chúng tôi, xin hãy cứu gia đình chúng tôi, làm ơn chúng tôi không được an toàn khi ở đây."

 

 

Cho mãi tới sáng hôm nay 18/8 Thủ tướng Scott Morrison cho biết chuyến bay giải cứu đầu tiên của Úc đưa người ra khỏi Afghanistan đã hạ cánh xuống sân bay Tiểu Vương Quốc Ả Rập với 26 hành khách trên máy bay.

 

 

Những hành khách này bao gồm công dân Úc, công dân Afghan, và một nhân viên nước ngoài làm vệc cho một tổ chức quốc tế.

 

 

Trước đó, vào chiều tối hôm thứ Ba (17/8), Thủ tướng Scott Morrison đã thừa nhận một số nhân viên sẽ bị bỏ lại.

 

"Bất chấp những nỗ lực hết mình của chúng tôi, tôi biết rằng sự hỗ trợ sẽ không đạt được tất cả những gì cần thiết. Những gì đang diễn ra tại chổ đã cắt đứt nhiều nỗ lực của chúng tôi. Chúng tôi chỉ ước rằng nó đã khác đi."

 

 

 

Kabul đang rơi vào tình trạng hỗn loạn.

 

Dòng người tràn ngập vào sân bay Hamid Karzai chạy tràn vào các đường băng đã cản trở máy bay sơ tán hạ cánh lẫn cất cánh.

 

 

Cho đến hôm nay thì quân đội Mỹ vẫn còn kiểm soát được sân bay và đang cố gắng khôi phục lại sự ổn định tại đây nhằm giúp cho sự di tản và sơ tán.

 

 

Hôm thứ Hai, 250 nhân viên quốc phòng Úc đã được điều đến Trung Đông để tham gia vào các chiến dịch của Hoa Kỳ.

 

 

Bộ trưởng Quốc phòng Peter Dutton không chắc khi nào họ có thể tiếp cận 130 người Úc và thông dịch viên bị mắc kẹt ở Kabul.

 

"Chúng tôi sẽ không hạ cánh xuống Kabul trong hoàn cảnh này và rõ ràng là chúng tôi có một căn cứ gần đó, ở UAE, an toàn và bảo mật. Đó là nơi chúng tôi sẽ bắt đầu. Từ đây, chúng tôi sẽ làm việc với các lực lượng Mỹ và những nước khác, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ, để tạo ra một tình huống rất khó khăn, bi thảm hết mức có thể."

 

 

Những người ủng hộ nói rằng thời gian không còn nhiều để giải cứu những cộng sự người Afghan làm việc với Úc và phương Tây.

 

 

Luật sư, cựu sĩ quan quân đội Glenn Kolomeitz đại diện cho hơn 200 phiên dịch viên vẫn đang chờ nộp hồ sơ xin thị thực.

 

 

Và ông đang lo lắng cho vấn đề an toàn của họ

 

"Chúng tôi cần đưa họ ra ngoài. Tôi không quan tâm họ đi đâu, chúng tôi chỉ cần họ ra khỏi Kabul, tới một nơi nào đó an toàn và sau đó chúng tôi có thể sàng lọc và chuyển tiếp."

 

 

Cựu Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Peter Leahy nói rằng quan điểm của chính phủ là thực tế, rằng chúng ta sẽ không thể đưa tất cả mọi người về nhà.

 

"Chúng ta sẽ không thể đưa tất cả mọi người ra ngoài vì nhiều người trong số họ không thể đi đến được sân bay Kabul, mà có lẽ họ vẫn đang ở trong nước. Sắp tới chắc chắn là sẽ có hàng trăm câu chuyện buồn, rất đáng buồn và bi thảm được nói đến. Tuy nhiên lúc này đây, những gì chúng ta phải làm là đưa người ra được càng nhiều càng tốt. Sau đó có thể chúng ta sẽ thương lượng xem có thể làm gì để đưa những người còn kẹt lại."

 

 

Trong sự mù mịt thì vẫn có một số hy vọng cho các công dân Afghanistan ở Úc.

 

 

Thủ tướng trấn an những người có thị thực tạm thời rằng họ sẽ không bị đưa trở lại Afghanistan khi visa của họ hết hạn.

 

"Chúng tôi không có kế hoạch đưa mọi người trở lại những nơi đó.”

 

 

Việc không trục xuất không có nghiã là có hiệu lực vĩnh viễn, khi ông Scott Morrison nói quyết định này sẽ tuỳ thuộc vào tình hình thực tế ở Afghanistan.

 

"Nơi đó với tình trạng bất ổn khủng khiếp như vậy thì họ sẽ có thể tiếp tục ở lại đây trong bối cảnh hiện nay theo thị thực mà họ hiện đang được cấp."

 

 

Chính phủ gần như không có đưa ra cách thức nào hay hứa hẹn nào để công dân Afghanistan trở thành công dân Úc.

 

 

Phía đảng Lao động tin rằng cần phải làm nhiều hơn nữa, như ông Anthony Albanese lãnh đạo đối lập nói cần phải có một bước đi lâu dài hơn.

 

"Điều này không thể xem là kết quả ấn định cho cả cuộc đời họ. Điều chúng ta cần làm là cung cấp cho họ sự chắc chắn về quốc tịch Úc, giải quyết một lần vĩnh viễn thay vì bằng sự vờ vịt rằng trong bối cảnh thế nào đó tình trạng của họ chỉ là tạm thời."

 

 

Khẩn trương cấp thị thực nhân đạo cho những người Afghanistan dễ bị tổn thương cũng nằm trong chương trình nghị sự của Lao động.

 

 

Phát ngôn viên về đối ngoại, bà Penny Wong, kêu gọi chính phủ xử lý để cấp thêm thị thực.

 

"Chúng ta có một cơ số thị thực nhân đạo chưa được phân bổ. Và tôi sẽ nói với chính phủ rằng nên áp dụng số lượng thị thực này cho những người có nguy cơ cao nhất, và nhất là các nhà hoạt động hay phụ nữ nói riêng."

 

 

Thủ tướng đã nói rằng trọng tâm hiện tại của ông là hoạt động sơ tán.