Các khoa học gi truy  nguồn gốc của hải sản để kiểm soát việc đánh bắt bất hợp pháp. (ABC News: Eric Tlozek)

 

NAM ÚC - Một công nghệ mới do các khoa học gia tiểu bang Nam Úc phát triển để truy nguồn gốc của hải sản trong nỗ lực chống gian lận nhãn mác và cải thiện tính bền vững.

 

Ngành công nghiệp đánh bắt cá trên toàn cầu đã và đang giải quyết vấn đề gian lận nhãn mác, trong đó hải sản chất lượng kém hơn từ các địa điểm có các quy định về tính bền vững có kiểm soát được dán nhãn và bán không chính xác.

 

Giờ đây, ngành công nghiệp này có một công cụ khác của mình để xác định các loại hải sản có nguồn gốc ở vùng biển nào.

 

Chuyên gia sinh thái biển, Zoe Doubleday, làm việc tại Đại học Nam Úc (University of South Australia) và nhóm của cô đã phát triển công nghệ xác định nguồn hải sản bằng cách thử xương và vỏ của các sinh vật biển để tìm đồng vị oxy.

 

Đồng vị oxy trong các mẫu được so sánh trong cơ sở dữ liệu để xác định nguồn gốc của hải sản theo nhiệt độ đại dương.

 

Tiến sĩ Doubleday nói: “Chúng tôi có thể truy gốc của nhiều loài sinh vật biển hơn, hoặc nhiều loài hải sản hơn, sau đó chúng tôi có thể giúp phát hiện hành vi gian lận hải sản và kiểm soát việc đánh bắt bất hợp pháp”.

 

Tiến sĩ Zoe Doubleday cho biết can-xi cac-bo-nat trong vỏ và xương là chìa khóa để xác định hải sản sống ở vùng biển nào. (ABC News: Eric Tlozek)

 

"Đây là công cụ tốt trong việc theo dõi các loài động vật sống ở các khu vực khác nhau được thu thập từ các vùng nhiệt đới và miền nam nước Úc."

 

Thách thức tiếp theo đối với các nghiên cứu gia là tìm ra một con cá sống về phía đông hay phía tây bao nhiêu xa, cho phép các cơ quan quản lý - và khách hàng - xác định chính xác nguồn gốc của việc đánh bắt đó.

 

Thử nghiệm có thể xác định xem một con vật đến từ vùng nước mát hay ấm.

 

Phương pháp này cũng phổ biến, có nghĩa là nó có thể kiểm tra nhiều loài sinh vật biển.

 

Việc ghi nhãn gian lận khiến ngành công nghiệp đánh bắt cá của Úc tiêu tốn hàng triệu đô-la mỗi năm. (ABC News)

 

Ghi nhãn gian lận khiến ngành công nghiệp phải trả giá

Tiến sĩ Doubleday cho biết việc dán nhãn gian lận gây ra nhiều hậu quả như thực hành đánh bắt không bền vững, các lo ngại về vấn đề y tế con người, và làm giảm giá trị ngành công nghiệp.

 

Tiến sĩ Doubleday cho biết: “Gian lận thủy sản xảy ra khi người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp bị cố ý lừa dối về sản phẩm họ đang mua - vì vậy nhãn mác không đúng như những gì được in trên đó.”

"Hoạt động này cho phép đánh bắt bất hợp pháp và không bền vững không bị phát hiện."

 

Ian Mitchell, quản lý ở công ty South Australia Fishermans Co-Operative Limited, cho biết ngành công nghiệp đánh bắt cá đang trên một "vòng xoáy đi xuống" kể từ khi chính phủ Úc thắt chặt hạn ngạch đối với các loài cơ bản vào năm ngoái.

 

Ông nói: “Chúng tôi đã mất rất nhiều ngư dân giỏi, họ không đủ khả năng để trụ lại trong ngành.”

“Tôi không nghĩ hải sản nhập cảng là xấu.”

"Chúng tôi rất vui khi cho tất cả khách hàng của mình biết hải sản được đánh bắt ở đâu, được đánh bắt khi nào, ai đánh bắt được nó. Và họ dán nhãn hải sản trong cửa hàng và điều đó khiến người tiêu dùng cởi mở hơn rằng chúng tôi không cố giấu đi những thông tin này."

 

Quản lý viên của công ty SAFCOL Ian Mitchell muốn người Úc ăn món địa phương. (ABC News)

 

Ông Mitchell rất lạc quan về công nghệ mà Tiến sĩ Doubleday và nhóm của cô ấy đang phát triển.

 

Ông nói: “Nó sẽ làm tăng niềm tin trong toàn ngành.”

"Chúng tôi cung cấp càng nhiều thông tin cho người tiêu dùng, thì điều đó càng tốt cho người tiêu dùng."