Mặc dù một lượng mưa lớn đổ xuống tiểu bang Queensland, nhưng cơ quan dự thời tiết không cho rằng lượng nước đó sẽ làm hồi sinh các vùng đất khô cằn ở Lưu vực Murray-Darling. (ABC News: Will Hunter)

 

 

AUSTRALIA - Trong khi một đầu của đất nước đang phải vật lộn với hậu quả từ cơn bão nhiệt đới Alfred, một đầu khác của đất nước đang phải vật lộn với thời tiết khô hạn.

 

Những người sống ở vùng Adelaide Hills và Fleurieu Peninsula, tiểu bang Nam Úc đang phải đối mặt với thời tiết vô cùng khô hạn, chưa thấy hồi kết.

 

Nhiều cư dân, trong có Jodie Burr, là một nông dân nuôi lạc đà Alpaca, đã chi hàng ngàn đô-la để duy trì sinh kế bằng cách mua nước chở tới bằng xe tải đắt đỏ.

 

Jodie Burr điều hành một trang trại nuôi alpaca ở Adelaide Hills, về phía nam của lưu vực. (ABC News: Justin Hewitson)

 

 

Mặc dù tiểu bang Nam Úc được kết nối với tiểu bang Queensland thông qua Lưu vực Murray-Darling, các chuyên gia và chính quyền không kỳ vọng nhiều vào lượng nước từ những trận mưa lớn sẽ giúp giảm bớt tình trạng khô hạn ở nhiều khu vực gồm phía tây tiểu bang New South Wales, tiểu bang Victoria và tiểu bang Nam Úc.

 

Bà Burr đã bị sốc khi thấy một vùng của đất nước có thể bị ngập trong nước, trong khi một vùng khác lại đang rất cần mưa.

 

Bà nói, "Thật mỉa mai",

"Tôi nghĩ, khi phải lựa chọn, tôi thà chịu hạn hán còn hơn chịu lũ lụt vì rất nhiều động vật bị chết đuối trong lũ lụt, không còn cách nào khác.”

"Ít nhất thì trong hạn hán, bạn có thể sắp xếp mọi thứ để tiếp tục hoạt động."

 

 

Cho đến giữa tháng Ba vừa qua, bà Burr đã mua 12 xe tải nước cho sinh hoạt tại trang trại của nhà. (ABC News: Justin Hewitson)

 

Nhưng mặc dù bà không muốn bất kỳ ai phải chịu trận đại hồng thủy, bà thừa nhận rằng trận lũ lụt này đã khiến bà thèm muốn vì lượng nước mưa này.

 

Lưu vực Murray-Darling là hệ thống sông và hồ kết nối giữa các tiểu bang lớn nhất ở Úc.

 

 

Văn phòng dự báo thời tiết cho biết đã có "thiếu hụt nghiêm trọng" lượng mưa trên khắp miền nam tiểu bang Nam Úc và miền tây tiểu bang Victoria. (ABC News: Will Hunter)

 

Lưu vực này trải dài khắp miền nam tiểu bang Queensland, qua tiểu bang NSW và Vùng Lãnh Thổ Thủ đô Úc, và chảy vào tiểu bang Victoria và Nam Úc.

 

Lưu vực này được chia thành hai phần: Lưu vực phía Nam (Murray Basin) và Lưu vực phía Bắc (Darling Basin).

 

Nước ở Lực vực phía Nam  (Northern Basin) chảy vào Sông Darling, trong khi nước ở Lưu vực phía Bắc (Southern Basin) chảy vào Sông Murray.

 

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết nước mưa và lũ lụt từ cơn bão nhiệt đới Alfred khó có khả năng chảy hết từ lưu vực Northern Basin vào lưu vực Southern Basin.

 

Bà Jennifer McKay, là giáo sư luật kinh doanh tại Đại học Nam Úc và hiện đang làm việc trong lĩnh vực lập kế hoạch phân bổ nước và quản lý đồng bằng ngập lụt, nói "Như chúng ta đã biết, chúng ta đang trong thời tiết hạn hán ở tiểu bang Nam Úc, và miền tây tiểu bang New South Wales cũng ở trong tình trạng hạn hát, vì vậy ngay cả khi có nhiều mưa, thì vẫn sẽ có nhiều nước bị ngấm và tình huống đó được gọi là mất nước qua đoạn đường dòng nước chảy",

"Vì vậy, thật không may là nước sẽ khó chảy xuống lưu vực phía Nam".

 

 

Giáo sư McKay cho biết phần lớn lượng nước chảy qua lưu vực từ đông nam tiểu bang Queensland sẽ bị ngấm xuống đất trên đường chảy. (ABC News: Sarah Maunder)

 

Giáo sư McKay cho biết phần lớn lượng mưa từ sự kiện thời tiết này đã chảy đến phía đông của dãy núi Great Dividing Range, trong khi một lượng nước khác đã chảy vào lưu vực phía Bắc.

 

 

Jodie Burr chưa bao giờ thấy nông trại của mình bị khô hạn như thời gian này. (ABC News: Justin Hewitson)

 

 

Sở thủy lợi Water NSW, là cơ quan quản lý các đập cung cấp nước chính của tiểu bang, cho biết "còn quá sớm để đưa ra kết quả dự đoán chính xác" nhưng nói rằng những dấu hiệu ban đầu cho thấy tác động của bão nhiệt đới Alfred đối với các con sông ở tiểu bang NSW sẽ là "ở mức tối thiểu".

 

Báo cáo của cơ quan này có đoạn cho biết, "Con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông ngòi này — là Sông Barwon-Darling, trải dài từ ranh giới tiểu bang Queensland đến Sông Murray — khó có thể tiếp nhận dòng chảy từ Sông Border, hoặc các nhánh chính ở tiểu bang Queensland ở Lưu vực phía Bắc".

 

Phát ngôn viên của Bộ Môi sinh và Nước Tiểu bang Nam Úc (Department for Environment and Water - DEW) cho biết cho dù trời có tiếp tục đổ mưa theo dự báo của Nha Khí tượng (BOM) và có thể có một lượng lớn nước chảy vào Sông Barwon và thượng nguồn Darling, nhưng phải mất nhiều tuần thì dòng chảy mới chảy xuống phía tây tiểu bang NSW.

 

Phát ngôn viên này cho biết, "Bất kỳ lượng nước nào có thêm được và chảy trên Sông Darling do bão gây ra rất có thể sẽ được chuyển hướng vào Hồ Menindee, hiện đang ở mực nước 37 phần trăm".

 

Lưu vực Murray-Darling được chia thành các khu vực phía Bắc và phía Nam. (Nguồn: Cơ quan Quản lý Lưu vực Murray Darling  - Murray Darling Basin Authority)

 

 

Họ cho biết lượng nước tăng ở Hồ Menindee là đều đáng mừng vì có thể cung cấp cho các cộng đồng lưu vực phía Nam — bao gồm các hệ thống hạ lưu Sông Murray và Sông Darling, và nói thêm rằng "Nhưng, hiện tại không có tác động dự kiến ​​nào từ cơn bão đối với các vùng trữ nước ở lưu vực phía Nam Murray-Darling, bao gồm các vùng chứa nước lớn như Hume và Dartmouth".

 

 

Nước lũ do cơn bão 'không đến được' lưu vực

 

Tại ranh giới tiểu bang Nam Úc, DEW cho biết lưu lượng quy định hiện tại vào Sông Murray là 8.900 triệu lít nước — "cao hơn một chút" so với lưu lượng được cấp phép thông thường trong tháng Ba.

 

 

Thời tiết hạn hán đã tác động đến vùng Riverland của tiểu bang Nam Úc, mặc dù khu vực này mới bị ngập lụt cách đây hai năm. (ABC News: Will Hunter)

 

 

Caitlin Minney, là chuyên gia khí hậu học của BOM, cho biết họ dự kiến ​​bất kỳ lượng nước nào có từ cơn bão Alfred sẽ chảy ra đại dương.

Bà cho biết, "Mọi người có ý kiến là nước từ cơn bão nhiệt đới Alfred đã không chảy đến được Lưu vực Murray-Darling".

 

Tại hội đồng Mid Murray Council, ở khu vực Murray và Mallee thuộc Nam Úc, phía đông Adelaide, tình trạng hạn hán đã có tác động mặc dù lũ lụt đã nhấn chìm khu vực này hai năm trước.

 

Thị trưởng Simone Bailey cho biết, "Vì có lũ lụt, bạn nghĩ rằng chắc hẳn phải có rất nhiều nước — nhưng không có một giọt mưa thực sự nào trong thời gian lũ lụt đó, tất cả nước đều chảy đến từ thượng nguồn".

 

 

Simone Bailey, trong bức ảnh chụp trong trận lũ lụt năm 2022, cho biết khu vực Mid Murray đã phải phụ thuộc vào xe chở nước. (ABC Radio Adelaide: Kathryn Jensen)

 

Bà Bailey cho biết "hạn hán tàn khốc" đã khiến nơi đây phải mua nước bằng xe bồn, giống như những gì đang xảy ra ở Adelaide Hills và Bán đảo Fleurieu.

 

Bà Bailey cho biết, "Nhiều người trong số họ đã xài nước từ xe bồn trong nhiều năm. Cambrai và Sedan không có lượng mưa đáng kể trong năm đến sáu năm",

"Hôm nọ trên Facebook, tôi thấy có người nói rằng họ đã phải mua nước ba lần trong năm nay và họ sẽ phải chở nước bằng xe tới đây trong cả năm.”

 

 

Trời sắp đổ mưa?

 

Bà Minney cho biết có 60 đến 70 phần trăm khả năng lượng mưa cao hơn mức trung bình ở phía đông nam tiểu bang Nam Úc và một số vùng phía tây tiểu bang Victoria vào tháng Tư, tháng Năm và tháng Sáu.

 

Nhưng bà nhấn mạnh rằng dự báo này đang thay đổi và có thể thay đổi.

Bà nói, "Điều quan trọng cần chú ý là tình trạng thời tiết thiếu mưa— tình trạng thiếu mưa thực sự vẫn đang tiếp diễn, vì vậy một số khu vực đã bị thiếu mưa nặng nề từ khoảng tháng Tư năm 2023",

"Vì vậy, dự báo lượng mưa cao hơn mức trung bình trong ba tháng này không có khả năng bù đắp được nước mưa đang thiếu hụt."

 

Dự báo dài hạn của BOM cho thấy lượng mưa "thông thường" vào tháng Tư, tháng Năm và tháng Sáu ở phía tây tiểu bang NSW và các vùng khác của tiểu bang Victoria.

 

 

Một số vùng của Úc có chính thức bị hạn hán không?

 

BOM không chịu trách nhiệm tuyên bố hạn hán.

 

Bà Minney cho biết, "Vai trò tuyên bố hạn hán không phải của cơ quan, mà là của từng tiểu bang và vùng lãnh thổ".

"Nhưng chúng tôi có báo cáo về tình trạng thiếu hụt lượng mưa.”

"Chúng ta có tình trạng thiếu hụt mưa nặng nề ở nhiều vùng phía nam tiểu bang Nam Úc và phía tây tiểu bang Victoria, cũng như lượng mưa thấp nhất từng được ghi nhận trong giai đoạn kể từ năm 2023 đối với phần lớn miền nam tiểu bang Nam Úc."

 

Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Cơ bản và Phát triển Nông thôn Tiểu bang Nam Úc,  là bà Clare Scriven, cho biết theo Thỏa thuận Ứng phó Hạn hán Quốc gia (National Drought Agreement), chính quyền tiểu bang và vùng lãnh thổ đã không còn đưa ra các tuyên bố hạn hán nữa.

 

Bà cho biết, "Điều này là để cung cấp hỗ trợ có mục tiêu và hiệu quả hơn, chứ không dựa vào các thông tin được vẽ trên bản đồ",

"Hiện tại, hỗ trợ có sẵn bất cứ khi nào cần, mà không cần phải chờ đến tuyên bố".

 

Phát ngôn viên của Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Liên bang cho biết cách làm việc của chính phủ Úc để ứng phó với hạn hán được hướng dẫn bởi Thỏa thuận Ứng phó Hạn hán Quốc gia - National Drought Agreement (NDA) - với các tiểu bang và vùng lãnh thổ.

 

Phát ngôn viên này cho biết, "Theo thỏa thuận NDA này, chính quyền tiểu bang và vùng lãnh thổ có vai trò quản lý và điều phối các chính sách và chương trình ứng phó hạn hán trong phạm vi quyền hạn của họ",

 

"Chính phủ Úc không đưa ra tuyên bố hạn hán để kích hoạt việc cung cấp hỗ trợ.”

"Thay vào đó, chúng tôi có một loạt các biện pháp hỗ trợ ở cấp quốc gia và luôn sẵn sàng cho những người cần hỗ trợ".

 

Bộ cho biết đây là "một cách làm việc đơn giản hơn, công bằng hơn và chủ động hơn để cung cấp các hỗ trợ để ứng phó với hạn hán".

 

Phát ngôn này nói tiếp, "Điều này thừa nhận rằng, tình trạng khô hạn không ảnh hưởng đến tất cả mọi người cùng một lúc"

"Điều quan trọng là các nông dân đang chịu tác động của hạn hán có thể có được sự hỗ trợ khi họ cần".