Việc buộc người Úc phải làm việc muộn hơn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và phúc lợi của họ. Nguồn: AAP / Paul Miller

 

 

 

 

AUSTRALIA - Một nghiên cứu cho thấy việc ép buộc người Úc tiếp tục làm việc ở độ tuổi cuối 60 có thể gây hại cho ý thức tự chủ, sức khỏe và sự an vui của họ.

 

Việc tước đi quyền tự chủ của mọi người về thời điểm họ nghỉ hưu và buộc họ phải làm việc đến 67 tuổi để đủ điều kiện nhận lương hưu của chính phủ có thể gây tổn hại đến sức khỏe và an vui của họ.

 

Giữa cuộc tranh luận hiện nay xoay quanh việc ai sẽ phải trả gánh nặng chăm sóc người cao niên ở Úc, một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người có nhiều khả năng được hưởng tất cả các lợi ích của việc nghỉ hưu đã có thể đưa ra quyết định ngừng làm việc sớm hơn.

 

Nhưng theo Tiến sĩ Rong Zhu, giảng viên thâm niên về kinh tế tại Trường Kinh doanh, Chính phủ và Luật của Đại học Flinders, chỉ có 30% người Úc có đủ khả năng nghỉ hưu trước khi họ đủ điều kiện nhận lương hưu.

Ông nói với AAP "Chúng ta cần xem xét những hậu quả không lường trước được của việc trì hoãn việc nghỉ hưu đối với sức khỏe và sự an vui thông qua việc suy giảm khả năng kiểm soát nội bộ".

"Nếu người lao động làm việc quá tuổi nghỉ hưu, họ ít có khả năng coi kết quả cuộc sống là kết quả của những lựa chọn và hành động của chính mình."

 

 

Điều này có thể ảnh hưởng đến tất cả những lợi ích mà người lao động có thể mong đợi ở giai đoạn đó của cuộc đời.

 

 

Tại sao nghỉ hưu lại tốt?

Chuyên gia Rong Zhu cho rằng những hậu quả không lường trước được của việc trì hoãn nghỉ hưu cần phải được xem xét.

 

Tiến sĩ Zhu cho biết "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc nghỉ hưu cải thiện đáng kể sức khỏe thể chất và tinh thần của người già cũng như sự an vui tự nhìn nhận của họ được đo bằng sự hài lòng trong cuộc sống,"

"Một phần ba tác động tích cực của việc nghỉ hưu đối với sức khỏe và một phần năm trong số đó đối với sự an vui có thể được giải thích bằng sự gia tăng quỹ đạo kiểm soát nội bộ từ việc nghỉ hưu.”

"Đối mặt với việc tăng độ tuổi đủ điều kiện hưởng lương hưu, nếu một người lớn tuổi trì hoãn việc nghỉ hưu thì các lợi ích về sức khỏe và an vui liên quan đến việc nghỉ hưu cũng bị trì hoãn."

 

 

Ông cho biết thêm, việc tăng tuổi nghỉ hưu lên 67 đối với cả nam và nữ là một chuyện khó khăn, khi lẽ ra họ đã được hưởng các quyền lợi khi nghỉ hưu sớm hơn rất nhiều.

 

Tỷ lệ hưởng tiền cấp dưỡng cao niên (age pension) của Úc cao thứ hai trong tất cả các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), với khoảng 70% người về hưu nhận được khoản thanh toán một phần hoặc toàn bộ.

 

Nhưng một đánh giá gần đây về hệ thống chăm sóc người cao niên cho thấy trong vòng 40 năm tới, tỷ lệ người tiếp cận tiền cấp dưỡng cao niên sẽ giảm khoảng 15%, với tổng tài sản của người Úc cao niên sẽ tăng lên nhờ tiền hưu bổng (superannuation) và tài sản tăng lên.

 

 

Khoảng 70% người về hưu ở Úc nhận được lương hưu một phần hoặc toàn bộ. Nguồn: AAP / Dan Peled

 

 

 

Lực lượng Đặc nhiệm Chăm sóc Người cao niên (Aged Care Taskforce) do chính phủ ủy quyền hành động đã khuyến nghị những người thuộc thế hệ bùng nổ dân số (Baby Boomers) giàu có hơn nên đóng góp nhiều hơn cho chương trình Chăm sóc Người cao niên để giảm bớt áp lực cho ngân sách liên bang và cho phép hỗ trợ nhiều hơn đối với những người có khả năng tài chính hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ viện dưỡng lão và tại nhà.

 

Chính phủ tài trợ khoảng 75% chi phí chăm sóc người cao niên trong các viện dưỡng lão và 95% chi phí chăm sóc tại nhà.

 

Theo ông Mike Baird, cựu Thủ hiến NSW và là thành viên lực lượng đặc nhiệm, cần phải cải tổ để làm cho hệ thống (chăm sóc người cao niên) bền vững hơn.

 

Ông Baird cho biết "Có những hạn chế và nhu cầu đối với tất cả các phần của ngân sách,"

"Yêu cầu những người có đủ điều kiện đóng góp nhiều hơn là một nước đi hợp lý và việc có một mạng lưới an toàn cho những người không có đủ nguồn lực cũng mang lại sự bảo vệ nhất định, vì vậy đó là một sự cân bằng tốt."